Người dân Trung Quốc không tiếc tiền chi tiêu cho Tết Nguyên đán 2024
Du lịch và chi tiêu trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc đã tăng vượt mức trước đại dịch năm 2019 bất chấp lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Theo Nikkei Asia, đưa tin, theo dữ liệu do Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc công bố ngày 18/2, tổng số chuyến du lịch nội địa trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 8 ngày (từ ngày 10/2-17/2) đã tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2023 lên 474 triệu chuyến. Người dân nước này đã chi gần 632,6 triệu NDT (89,077 triệu USD) cho các chuyến đi trong nước, tăng 47,3% so với kỳ nghỉ lễ năm ngoái.
Con số này tăng 19% về số chuyến và tăng 7,7% về chi tiêu du lịch so với cùng kỳ năm 2019. Phòng vé Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ cũng ghi nhận doanh thu bùng nổ khi đạt 7,84 tỷ NDT (1,1 tỷ USD) tính đến chiều 17/2, vượt qua con số 5,9 tỷ NDT (828,9 triệu USD) của năm 2023. Công ty theo dõi phòng vé Dengta Data cho biết, 3 bộ phim nội địa là YOLO, Pegasus 2 và Boonie Bears: Time Twist đều ra rạp vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ và duy trì vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng.
Trong đánh giá mới nhất về nền kinh tế toàn cầu vào tháng trước, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống 4,5% vào năm 2024 do nhu cầu trong nước yếu hơn và ảnh hưởng bởi tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Theo nền tảng đặt phòng trực tuyến Qunar, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia và Singapore là những quốc gia đứng đầu trong danh sách các điểm đến nước ngoài mà người Trung Quốc lựa chọn trong dịp nghỉ lễ, với số lượng đặt chỗ du lịch quốc tế tăng 14 lần.
Nhu cầu đến thăm ba quốc gia Đông Nam Á này tăng vọt sau khi các yêu cầu về thị thực đối với du khách Trung Quốc được bãi bỏ.
Theo Nikkei Asia, các con số trên có thể mang lại niềm vui cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, với kỳ vọng điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước. Trước đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1 của Trung Quốc giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 14 năm qua (kể từ tháng 9/2009).
Trong một báo cáo nghiên cứu vào tuần trước, các nhà kinh tế tại Moody's Analytics đã viết rằng: “Nếu Tết Nguyên đán không mang lại cho các hộ gia đình đủ lý do để chi tiêu, thì sẽ cần nỗ lực rất lớn để khiến họ mở ví vào cuối năm nay”.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng vẫn còn phải xem liệu người tiêu dùng Trung Quốc có duy trì được đà tăng trưởng chi tiêu này như hiện nay hay không, trong bối cảnh xuất hiện lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại và rủi ro sụt giảm trong lĩnh vực xây dựng và xuất khẩu.
Công ty nghiên cứu Capital Economics của Anh cảnh báo vào tuần trước: “Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi vòng phản hồi tiêu cực do tâm lý yếu kém, đầu tư tư nhân ảm đạm và tăng trưởng thu nhập chậm lại”. Họ nói thêm rằng sự thay đổi sẽ “phụ thuộc rất nhiều” vào hỗ trợ tài chính, đồng thời cho biết cách tiếp cận hiện tại của ngân hàng trung ương Trung Quốc đối với việc nới lỏng tiền tệ phần lớn không hiệu quả khi đối mặt với nhu cầu tín dụng yếu.
Trong đánh giá mới nhất về nền kinh tế toàn cầu vào tháng trước, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống 4,5% vào năm 2024 do nhu cầu trong nước yếu hơn và ảnh hưởng bởi tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng.