A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

IEA nhận định về những xu thế lớn nhất trên thị trường năng lượng toàn cầu 2 năm tới

Thị trường năng lượng thế giới sẽ dư cung trong khoảng thời gian còn lại của năm 2022 và trở lại trạng thái cân bằng trong năm 2023.

Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu tiếp tục suy giảm, nhu cầu dầu chịu áp lực bởi các biện pháp phong tỏa tại Trung Quốc và việc kinh tế trong nhóm các nước phát triển của thế giới (OECD) tiếp tục đi xuống, theo công bố của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo mới nhất về thị trường dầu.

Tuy nhiên, việc nhu cầu suy giảm lại được bù lại bởi việc nhiều nước trong mùa đông sắp tới sẽ phải chuyển sang sử dụng dầu thay cho khí đốt phục vụ cho việc sưởi ấm cho người dân.

Tính toán của IEA cho hay so với năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu ước tính sẽ tăng khoảng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2022 và khoảng 2,1 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023, cao hơn một chút so với lần công bố báo cáo triển vọng gần nhất.

Vào đầu tháng 9/2022, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai rơi xuống dưới 90USD/thùng, mức thấp nhất tính từ tháng 1/2022 và thấp hơn đến 34USD/thùng so với mức đỉnh vào tháng 6/2022.

Mức hạ của giá dầu trong vòng 90 ngày như vậy sâu nhất tính từ tháng 3-4/2020 và chỉ thấp hơn so với thời kỳ giá dầu suy giảm năm 2014-2015 và 2008-2009. Tuy nhiên, nguồn cung trên thị trường dầu diesel và nhiên liệu máy bay vẫn còn vô cùng hạn chế, nó được phản ánh trực tiếp trên cơ chế tính giá cả.

“Hiện nay, môi trường kinh tế đi xuống và các biện pháp phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại Trung Quốc vẫn tiếp tục gây tổn hại lên tâm lý thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu dầu của thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2022 và 2,1 triệu thùng dầu/ngày vào năm sau. Nhiên liệu máy bay tăng trưởng mạnh còn nhu cầu đi lại đường bộ giảm. Khu vực Trung Đông và châu Âu sử dụng lượng dầu lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất năng lượng; tại châu Âu, giá khí đốt và giá điện cao kỷ lục do cầu tăng trong khi cung suy yếu”, IEA nhấn mạnh trong báo cáo nghiên cứu.

Cũng cùng lúc đó, thị trường đang đón nhận thêm nguồn cung dầu. Các nước thành viên IEA xả ra ước tính 180 triệu thùng dầu trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8/2022, và dự kiến sẽ có thêm 52 triệu thùng dầu trong vòng 2 tháng tới.

Nguồn cung dầu toàn cầu được dự báo tăng ước tính 790.000 thùng/ngày trong tháng 8/2022 lên 101,3 triệu thùng dầu/ngày, như vậy nhu cầu dầu ước tính cao hơn 2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng và xuất khẩu dầu của Nga nhìn chung vẫn vững vàng, ngưỡng xuất khẩu của tháng 8/2022 chỉ thấp hơn từ 400.000 đến 500.000 thùng dầu/ngày so với trước chiến tranh.

Dù rằng sản lượng dầu Nga xuất sang châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn giảm 2 triệu thùng/ngày tính từ đầu năm 2022, dầu Nga xuất sang Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước khác đã tăng lên bù đắp lại cho sự sụt giảm nói trên.

Việc EU cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu thô và các sản phẩm khác từ Nga dự kiến có hiệu lực từ tháng 12/2022 và tháng 2/2023 chắc chắn sẽ khiến nguồn cung vào EU giảm.

“Ước tính khoảng 1 triệu thùng các sản phẩm năng lượng và 1,4 triệu thùng dầu/ngày sẽ phải tìm bên mua mới. Việc EU cấm dịch vụ hàng hải có thể khiến dầu tìm nhiều hơn đến những nước thứ ba không chấp thuận chương trình áp giá trần của G7. Tổng sản lượng dầu của Nga được dự báo sẽ giảm xuống mức 9,5 triệu thùng dầu/ngày trước thời điểm tháng 2/2023, mức giảm 1,9 triệu thùng dầu/ngày so với ngưỡng của tháng 2/2022. Mức suy giảm như vậy vẫn sẽ khiến cho thị trường dư cung trong nửa sau năm 2022 và gần như cân bằng trong năm 2023”, IEA phân tích.

Các sản phẩm khác từ dầu, đặc biệt dầu diesel, dự kiến sẽ vẫn thiếu hụt do năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc có nhiều hạn chế. Các thị trường dầu diesel đã thiếu hụt nguồn cung trong năm nay, nhu cầu tăng cao trong khi hạn mức xuất khẩu của Trung Quốc thấp khiến cung ra thị trường giảm đi.

Gần đây, các biện pháp thuế mới tại Ấn Độ đã ngăn cản xuất khẩu từ thị trường này ra thế giới. Cho đến nay, EU duy trì nhập khẩu dầu diesel từ Nga ở khối lượng ước tính 600.000 thùng dầu/ngày, thế nhưng từ tháng 2/2023 chắc chắn sẽ phải tìm nguồn thay thế cho khối lượng này. Từ cuối năm 2023, các dự án sản xuất sản phẩm năng lượng tại Kuwait, Nigeria và Mexico sẽ chính thức đi vào hoạt động, và như vậy nguồn cung dầu diesel sẽ tăng lên đáng kể.


Tác giả: Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo