A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Vì sao đấu thầu vàng không thể thu hẹp khoảng cách giá trong nước và thế giới?

Giả sử các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn quyết định mua vàng đấu thầu, thì họ sẽ phải đẩy giá vàng lên cao hơn so với mức 82 triệu đồng/lượng. Điều này đồng nghĩa, khoảng cách giữa vàng SJC và thế giới sẽ càng giãn ra.

Thiếu vắng sự quan tâm của thành viên dự thầu

Sự kiện Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng trong tuần qua thu hút nhiều sự chú của người tiêu dùng trong bối cảnh giá vàng tăng nóng trong thời gian qua.  Tuy nhiên, trong các phiên đấu thầu vàng lại thiếu vắng sự quan tâm của những doanh nghiệp, ngân hàng đủ điều kiện tham gia.

Theo đó, trong ba lần Ngân hàng Nhà nước mời thầu thì chỉ có duy nhất một lần đấu thầu được thực hiện vì không đủ thành viên tham gia. Đối với phiên đấu thầu thành công duy nhất, lượng vàng bán ra cũng rất ít ỏi. Chỉ có 3.400 lượng trên tổng số 16.800 lượng vàng được bán ra trong phiên đấu thầu diễn ra hôm thứ Ba (23/4).

Trao đổi với chúng tôi, đại diện của một số doanh nghiệp kinh doanh vàng nhận định nỗ lực đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước thất bại trong việc kéo giá vàng trong nước sát hơn so với vàng thế giới. 

Theo đó, bối cảnh hiện tại đã khác hơn nhiều so với lần đấu thầu gần đây nhất cách đây 10 năm. Khi đó, các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường vàng rất sâu và họ bán lượng vàng rất lớn ra thị trường. Do đó, khi đấu thầu, giá nào họ cũng mua vì nhu cầu lớn.  

Nhưng tình hình hiện tại đã khác, các ngân hàng thương mại không tham gia huy động vàng nữa và mức độ tham gia vào thị trường vàng không sâu như trước đây. 

Đối tượng tham gia đấu thầu chủ yếu là các doanh nghiệp và chỉ một số ngân hàng thương mại được cấp phép kinh doanh vàng miếng. 

Trong phiên đấu thầu vàng sáng ngày 23/4, có 11/15 đơn vị đủ điều kiện, tham gia phiên đấu thầu vàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức. Trong đó, bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý.

7 ngân hàng bao gồm VPBank, HDBank, Techcombank, Eximbank, MSB, ACB và Sacombank. 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý là SJC, Doji, PNJ và Phú Quý. 

Thất bại trong việc thu hẹp khoảng cách giá trong nước và thế giới

Khi tham gia, cả doanh nghiệp và ngân hàng đều nhận thấy rủi ro. Đại diện các doanh nghiệp kinh doanh vàng phân tích hai yếu tố khiến việc đấu thầu vàng chưa thể thực hiện được mua tiêu thu hẹp khoảng cách giá trong nước và thế giới.

Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đưa ra mức giá tham chiếu cao hơn giá thị trường mà các doanh nghiệp kinh doanh vàng mua vào. Trong sáng ngày đấu thầu, mức giá mà các doanh nghiệp kinh doanh vàng mua vào từ người dân là khoảng 81 triệu đồng, nhưng giá tham chiếu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là trên 82 triệu đồng/lượng. Như vậy, không ai muốn mua.

Giả sử các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn quyết định mua, họ sẽ phải đẩy giá vàng lên cao hơn so với mức 82 triệu đồng/lượng. Điều này đồng nghĩa, khoảng cách giữa vàng SJC và thế giới sẽ càng giãn ra. 

Thứ hai, điều kiện tham gia thầu là khối lượng mua ít nhất là 1.400 lượng. Nếu theo giá đặt cọc của phiên gần đây nhất vào hôm thứ Năm (25/4) là phải hơn 82 triệu đồng/lượng, số tiền mà các thành viên tham gia đấu thầu phải bỏ ra ít nhất là gần 120 tỷ đồng. Số tiền đó, ít có doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được. Các doanh nghiệp thường bảo tồn vốn bằng vàng là nhiều, thay vì tiền mặt. Đây là yếu tố lọc bớt đối tượng tham gia đấu thầu. 

“Nếu nhập khẩu vàng về lãi 1 triệu đồng/lượng đã là điều quá tốt. Nhưng bây giờ đấu thầu giá cao hơn thế giới 8 - 10 triệu thì làm sao thu hẹp được khoảng cách.  Ngân hàng Nhà nước nhập về bán với mức giá như thế thì lãi quá nhưng doanh nghiệp lại thiệt”, một chuyên gia cho biết. 

Do đó các doanh nghiệp nhận thấy rất rủi ro và họ không muốn tham gia.

Giải pháp nào cho thị trường vàng khi chờ Nghị định 24 được sửa

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho rằng trong lúc chờ Nghị định 24 được sửa đổi, Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể sử dụng công cụ, chính sách ở nghị định cũ để thu hẹp khoảng cách giá.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có thể nhập khẩu vàng và bán với giá cao hơn thế giới khoảng 1 - 2 triệu đồng/lượng. Khi đó các doanh nghiệp sẽ tham gia mạnh mẽ hơn vì rủi ro giảm đi nhiều. Hoặc Ngân hàng Nhà nước nhập vàng sau đó giao cho các ngân hàng thương mại làm đại lý và hưởng hoa hồng.

Về lâu dài, theo các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước nên trao quyền nhập khẩu vàng nhiều hơn cho họ. Bởi nếu Ngân hàng Nhà nước nhập khẩu vàng thì sẽ phải dùng đến dự trữ ngoại hối quốc gia. 

Bên cạnh đó, khối lượng đấu thầu vàng cũng cần được điều chỉnh. 

“Trước đây, chúng tôi đấu thầu chỉ tối thiểu 500 lượng thôi, mà ngày xưa các ngân hàng thương mại đang rất khát vàng nên sẵn sàng mua. Nhưng bây giờ 500 lượng cũng là khó khăn. Nên bây giờ đấu thầu chỉ nên quy định tối thiểu là 100 lượng, còn ai có tiền và nhu cầu nhiều thì mua nhiều”, các doanh nghiệp cho biết. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo