A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Ứng dụng công nghệ số để quản lý rừng thông minh

Sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024.

Năm 2024, Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp lớn về lâm nghiệp như: duy trì ổn định và cải thiện chất lượng độ che phủ rừng; quản lý rừng tận gốc; đẩy mạnh hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; trồng cây bản địa, rừng ngập mặn. Tỉnh sẽ ứng dụng công nghệ số để quản lý rừng thông minh; phát triển kinh tế rừng bền vững thông qua trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, trồng dược liệu dưới tán rừng...

Phát biểu tại buổi lễ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh nhấn mạnh, việc phục hồi và tôn tạo các giá trị cảnh quan thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng cây, gây rừng là vô cùng cần thiết nhằm tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, hoạt động trồng cây tại cồn Dã Viên sẽ tạo thêm những công viên đẹp, những cánh rừng xanh trong lòng thành phố di sản, tạo thêm một địa điểm tham quan vui chơi, giải trí cho người dân và du khách.

Phó Chủ tịch Hoàng Hải Minh kêu gọi các cấp, ngành, các địa phương cùng toàn thể nhân dân hăng hái tham gia trồng cây, trồng rừng; nâng cao ý thức và bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép. Các cấp, ngành, các địa phương tăng cường đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ để quản lý rừng thông minh; khuyến khích phát triển kinh tế rừng bền vững theo hướng đa dạng của rừng; khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2023 tiếp tục được quản lý bảo vệ tốt, ổn định độ che phủ rừng đạt hơn 57%; toàn tỉnh đã trồng hơn 6.310 ha rừng (tăng 7,6% so với năm 2022), trong đó trồng mới hơn 1,8 triệu cây xanh, gieo ươm hơn 20 triệu cây giống. Địa phương hiện có hơn 12.400 ha rừng trồng gỗ lớn là các loài keo và cây bản địa; có hơn 11.920 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó có khoảng 940 ha rừng tự nhiên.

Bên cạnh đó, tỉnh đã trồng hơn 260 ha rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế cho cư dân vùng đầm phá, ven biển; sử dụng hiệu quả các nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng và xây dựng kế hoạch chi trả dịch vụ giảm phát thải khí nhà kính từ rừng.

Sau lễ phát động các đại biểu đã tham gia trồng hàng trăm cây dổi tại khu vực Cồn Dã Viên./.

Tường Vi


Tác giả: Nguyễn Thị Tường Vi
Nguồn:TTXVN Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo