Giáo dục kiến tạo trong thời đại số
Giáo dục kiến tạo đang ngày càng phát triển trong các trường học Việt Nam nhờ bàn tay vô hình mang tên chuyển đổi số.
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic. |
Người học nhập vai mới trong sân chơi giáo dục kiến tạo
Manh nha từ bộ câu hỏi về giáo dục của nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp Socrates, đến đầu thế kỷ 20, Jean Piaget và Vygotsky đã nghiên cứu và đưa ra học thuyết Kiến tạo (Constructivism). Mới đầu thuyết kiến tạo phát triển trong ngành tâm lý học, sau đó lan sang các lĩnh vực chính trị, văn hóa... và giáo dục.
Trong giáo dục, chủ nghĩa kiến tạo được hiểu là việc người học không ở vai thụ động tiếp nhận kiến thức từ nhà trường mà có sự chủ động xây dựng tri thức, hiểu biết cho bản thân thông qua quá trình tự học, tự trải nghiệm, tương tác với môi trường và thể hiện kiến thức cá nhân từ trải nghiệm đó. Những năm gần đây, các trường học tại Việt Nam đã từng bước chuyển hoá theo mô hình này.
Tại bậc học cao đẳng, đại học, việc học không chỉ để thi mà quan trọng hơn để xây dựng năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu công việc xã hội cần, khẳng định giá trị bản thân và tìm kiếm ước mơ của người học.
Cộng với sự bùng nổ của công nghệ và hoạt động chuyển đổi số - đặc biệt là trong và sau đại dịch Covid-19, quá trình này càng được thúc đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Việc học giờ đây không còn giới hạn trong khuôn khổ thầy giảng - trò nghe, học tập thụ động, kiểm tra khả năng ghi nhớ, học thuộc… người học ngày nay tự xây dựng hiểu biết mang tính cá nhân của riêng họ thông qua các phần mềm, công cụ hỗ trợ cũng như nguồn dữ liệu mở và các trải nghiệm online, offline.
Khi giáo dục kiến tạo càng phát triển, công nghệ thông tin sẽ giúp sinh viên học tập kiến tạo chủ động, năng suất, thuận tiện hơn; nhà trường quản lý được hành trình tự học, tương tác với giảng viên, xây dựng kiến thức của sinh viên; rút ngắn quá trình kiến tạo tri thức, đặc biệt ở quy mô số đông người học.
Cụ thể, các đơn vị giáo dục cần xây được hệ thống học liệu, tài liệu chính xác, phong phú và liên tục cập nhật; hệ thống quản lý người học gọn nhẹ, thân thiện, hiệu quả cũng như đảm bảo tính bảo mật nhằm hỗ trợ tối đa hoạt động tự học.
FPT Polytechnic cùng Udemy ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. |
Kho học liệu mới giúp sinh viên “vượt biên” kiến thức
Nhìn ra yêu cầu này, ngay từ khi ra đời năm 2010, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin nhằm tổ chức và quản lý việc học tập của sinh viên hiệu quả.
Thầy Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có Hệ thống thông tin đào tạo AP để điểm danh, xem lịch học, lịch thi, bảng điểm, lịch sử học, khen thưởng, kỷ luật, đăng ký dịch vụ trực tuyến như chuyển ngành, chuyển cơ sở, trả nợ môn… Hệ thống LMS để sinh viên đăng ký môn học, download tài liệu môn học, làm các bài kiểm tra, nộp bài thực hành cho giảng viên. Hệ thống CMS của trường có hơn 100 khóa học online của các chuyên ngành, tạo ra một kho dữ liệu học tập cho sinh viên. Ngoài ra, trường còn có EOS - hệ thống khảo thí online, thi trắc nghiệm và viết luận trên phần mềm.
Các nội dung lý thuyết và kiến thức căn bản của mỗi chuyên ngành đã được chuyển về phía sinh viên tự nghiên cứu, tự tìm hiểu. Trên lớp, giảng viên hướng dẫn, trao đổi sinh viên thực hành, thầy trò tương tác qua lại để sinh viên thấu hiểu các kiến thức cốt lõi. Sau giờ học lại tiếp tục kiểm tra kiến thức qua các bài tập, dự án, assignment, lab trên hệ thống LMS, thi hết môn trên EOS.
Trong năm 2022, nhà trường đưa vào sử dụng MyFPL - Ứng dụng điện thoại đa nhiệm với tính năng theo dõi hoạt động học tập, thông báo sự kiện, cập nhật thông tin hữu ích, passport điện tử, tích lũy điểm rèn luyện… Môi trường học đường mở rộng lên không gian số, phù hợp với hành vi, sở thích lướt điện thoại của giới trẻ, từ đó giúp sinh viên hình thành kỹ năng, tác phong của những công dân số hiện đại.
Cuối tháng 12/2022, Trường chính thức hợp tác cùng Udemy - Website học tập trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn 57 triệu người dùng cùng hơn 213.000 khóa học.
Theo thầy Vũ Chí Thành, nhờ có các hệ thống công nghệ thông tin, FPT Polytechnic đã thực hiện thành công phương pháp đào tạo qua dự án (project-based learning), Blended Learning (học tập trực tiếp kết hợp khóa học, tài liệu học trực tuyến), Hybrid Learning (Học tập hỗn hợp giữa trực tiếp tại lớp và học online). Điều này giúp sinh viên chủ động, linh hoạt hơn hơn trong việc học tập, tối ưu những điểm chạm kiến thức cho người học.