Cùng kinh doanh tại một địa điểm, tại sao chỉ cửa hàng của người Do Thái đắt khách? Ấn số được tiết lộ giúp các thương nhân này thắng bất chấp thị trường
Là dân tộc giàu có và thông minh hàng đầu thế giới, để có được danh xưng này người ở người Do thái luôn tồn tại tư duy kiếm tiền khác biệt.
Cái lợi trước mắt rồi cũng bị suy giảm bởi thị trường và thời cuộc
Tại một thành phố mới được mở rộng ở Đông Âu, trên hai con đường được xây dựng ở phía đông và phía tây, người Do thái và một doanh nhân địa phương cùng mở một tiệm sửa xe. Người Do thái kinh doanh ở phía tây, người còn lại chọn ở phía đông. thời điểm đầu, hoạt động kinh doanh của hai cửa hàng đều phát đạt.
Không lâu sau đó, thương nhân Do thái nhận thấy rằng khi mọi người đến sửa xe họ thường phải đợi lâu. Người đàn ông này đã mở một nhà hàng ngay cạnh tiệm sửa xe, chuyên phục vụ đồ ăn của người Do thái. Không mất quá nhiều thời gian để việc kinh doanh khởi sắc, sau vài lần thưởng thức và ấn tượng với hương vị nhiều người sẵn sàng làm khách hàng quen dẫu không đến sửa xe.
Sau một thời gian những người Do thái khác thấy nhiều người tập trung về đây. Họ dần mở thêm siêu thị, xây nhà, trường học và một cộng đồng dân cư mới dần hình thành. Sau nhiều năm từ khu vực vắng người bất động sản ở đây đã lên giá.
Trong khi đó ông chủ có tiệm sửa xe ở phía đông nhận thấy đây là công việc dễ kiếm tiền nên đã mở thêm một cửa hàng tương tự gần đó. Khi thấy nhiều người đến sửa xe, nhiều người khác cũng đến đây mở tiệm phục vụ nhu cầu này.
Cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Tiệm nào cũng dùng những mánh khóe để chê cửa hàng khác trước mặt khách. Để đảm bảo chi phí, các cửa hàng không ngần ngại trừ lương của nhân viên, thậm chí còn có tình trạng 'chặt chém' về giá.
Kết quả là những thợ sửa có trình độ cao đã bị mất vào tay những các cửa hàng sửa chữa của người Do thái ở phía tây thành phố. Theo thời gian khách hàng chọn sửa xe tại các cửa hàng của thương nhân Do thái dẫu giá đắt hơn nhưng chất lượng được đảm bảo. Tất yếu các tiệm sửa xe của người Do thái hái ra tiền trong khi những ông chủ mở cửa hàng tương tự ở phía đông thành phố lại chỉ đủ ăn, đủ mặc. Thậm chí một số cửa hàng đã phải đóng cửa do không đủ chi phí để hoạt động.
Lúc này, ông chủ địa phương của tiệm sửa xe ở phía đông thành phố đã giả làm khách hàng đến sửa xe tại cửa hàng của người Do thái nhằm xem cách anh ta thu hút khách hàng.
Lúc này thương nhân địa phương mới nhận ra rằng trong các cửa hàng sửa xe của người Do thái thường có những loại máy móc tiên tiến bậc nhất được sử dụng để hỗ trợ sức người, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng.
Lúc này do ở phía tây thành phố đã trở thành một khu đô thị sầm uất, việc thuê mặt bằng và mở một cửa hàng khác bên cạnh cửa hàng của người Do thái với số vốn và công nghệ tương tự có lẽ chỉ là con đường cụt.
Chứng kiến điều này thương nhân địa phương cảm thấy bối rối. Bởi về sự thông minh và ý tưởng, anh ta không thua kém người Do thái. Anh cũng dành phần lớn thời gian của mình tại cửa hàng sửa chữa.
Nhận thấy sự vô lý, anh dần đổ lỗi thất bại của mình là do những người đến sau cũng mở cửa hàng sửa xe tương tự.
Thực tế ngoài nhận thức thiếu sáng tạo, thương nhân địa phương này đã mắc một lỗi, đó là coi lợi ích hiện tại là điều quan trọng nhất, trong khi đó bỏ qua lợi ích lâu dài. Nếu không có kế hoạch kinh doanh dài hạn, lợi ích kinh tế trước mắt sẽ dễ dàng bị suy giảm. Những cạnh tranh của thị trường và thay đổi của thời cuộc rồi cũng khiến doanh nghiệp của bạn rơi vào thua lỗ.
Cốt lõi nằm ở tầm nhìn
Giả sử một mỏ vàng được phát hiện bởi một doanh nhân Do thái. Anh ta sẽ thuê 100 công nhân đến để đãi vàng và kiếm được 10 triệu NDT/năm. Anh ta chi 50% số tiền đó cho để trả lương công nhân. Mỗi công nhân kiếm được 50.000 NDT/năm.
Do có tiền trong tay, muốn an cư lạc nghiệp những công nhân này có nhu cầu về nhà ở. Nhận thấy điều này, ông chủ thợ mỏ dùng số tiền trong tay để xây nhà nhằm cho thuê và bán lại cho công nhân. Công nhân có nhu cầu ăn uống nên ông chủ người Do thái lại mở quán ăn để kiếm lại tiền từ công nhân.
Bằng cách này, sau một vài năm, 100 gia đình đã xuất hiện và biến vùng đất hoàng trở thành khu dân cư đông đúc với đầy đủ nhà hàng, trường học, khu vui chơi giải trí.
Khi mỏ vàng gần như đã được đào hết, xung quanh đó đã trở thành một thành phố thịnh vượng với khoảng 100.000 người. Ông chủ mỏ trở thành người giàu có và được kính trọng trong vùng.
Cũng ở hoàn cảnh này, khi thuê 100 công nhân để về đãi vàng, một số ông chủ chỉ trả 10% lợi nhuận cho nhân viên. Mỗi công nhân chỉ có thu nhập khoảng 10.000 NDT/năm. Số tiền này chỉ đủ để họ lót dạ, khó khăn trong việc thuê nhà hay nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chủ mỏ kiếm được 9 triệu NDT/năm nhưng anh không có nhu cầu tái đầu tư tại địa phương. Sau 50 năm, nơi đây vẫn chỉ là vùng hoang vắng.
Với hai ví dụ trên có thể thấy tầm nhìn của người đứng đầu vô cùng quan trọng. Để có được lợi ích lâu dài, không chỉ cần bắt kịp tốc độ của thời đại mà phải không ngừng bổ sung yếu tố mới để kích thích mong muốn của người tiêu dùng. Học cách rút ra bài học thành công từ người khác và điều chỉnh theo hoàn cảnh của bản thân là điều mà bạn phải làm nếu muốn lật ngược ván cờ cuộc đời.