A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Giấc ngủ của học sinh dưới góc nhìn khoa học

Trẻ em và thanh thiếu niên ngủ không đủ giấc sẽ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe và hành vi, có nguy cơ cao bị béo phì, đái tháo đường, chấn thương, sức khỏe tâm thần kém, và giảm sự chú ý trong học tập, dẫn đến kết quả học tập kém.

Giấc ngủ của học sinh dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 1.

Trẻ em đi học cần ngủ đủ giấc để tinh thần minh mẫn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trên thực tế, ngày càng có nhiều trẻ em được chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) do ngủ không đủ giấc. Theo đó, những trẻ bị mắc bệnh lý này thường sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, dễ bị phân tâm, thường xuyên bị quên nhiệm vụ và dễ cảm thấy khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ.

Giấc ngủ cũng rất cần thiết để kiểm soát cảm xúc của chúng ta. Trên thực tế, thiếu ngủ chỉ trong một đêm có thể làm tăng phản ứng cảm xúc đối với cảm giác tiêu cực lên 60%. Chưa kể, việc thiếu ngủ khiến cơ thể khó điều chỉnh những thứ thiết yếu như kiểm soát cơn đói, hệ thống miễn dịch, chức năng trao đổi chất tốt và khả năng duy trì trọng lượng cơ thể bình thường.

Các nhà nghiên cứu người Đức cũng phát hiện rằng giấc ngủ ngon còn giúp cải thiện chức năng của các tế bào T.

Tế bào T là một loại tế bào miễn dịch, có tác dụng chống lại các mầm bệnh nội bào như các tế bào bị nhiễm vi rút như cúm, nhiễm vi rút HIV, herpes và tế bào ung thư. Mặt khác khi không ngủ đủ giấc, nồng độ ghrelin, còn gọi là hormone đói, tăng đột biến. 

Trong khi đó, hormone khác là leptin, được sản xuất bởi các tế bào mỡ, giảm mạnh. Cả hai hormone này kích thích não bộ cảm giác thèm ăn, kết quả các bé sẽ tăng cân, tăng đường huyết, và trở nên béo phì, đái tháo đường.

Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) cho biết trong giấc ngủ sâu khoảng 6-8 giờ, lúc đó bộ não có khả năng lưu trữ thông tin nhiều nhất, tế bào thần kinh sẽ chuyển trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn để con người có thể nhớ lại một khoảng thời gian lâu hơn.

Một người cần ngủ bao nhiêu tùy thuộc vào độ tuổi của học sinh. Học viện Y học về giấc ngủ Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng trẻ em từ 6-12 tuổi nên ngủ thường xuyên 9-12 giờ mỗi 24 giờ. Thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi nên ngủ 8-10 giờ mỗi 24 giờ.

Để giúp các bé có thói quen ngủ đủ giấc, phụ huynh cần lưu ý nên khuyên các bé ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả vào cuối tuần. Loại bỏ các thiết bị điện tử, chẳng hạn như tivi, máy tính và điện thoại thông minh, khỏi phòng ngủ.


Tác giả: BS NGUYỄN THÀNH ÚC
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo