A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bé sinh nặng cân có tốt không, làm sao tránh?

Vừa qua, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) đã mổ sanh một sản phụ có bé trai sơ sinh nặng 5.770g (gần 5,8kg). Bé được sinh ra khi mẹ bé mang thai được 38,5 tuần tuổi.

Thai nhi ở tuần thứ 9 và 10 - Ảnh: THE JERUSALEM POST

Thai nhi ở tuần thứ 9 và 10 - Ảnh: THE JERUSALEM POST

Về chuyên môn, trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường có cân nặng trung bình 2,5 - 3kg. Dưới 2,5kg là nhẹ cân, hay còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Trên 4,5kg là nặng cân. 

Nặng cân thường do một số nguyên nhân như sau: 

Di truyền: Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cân nặng khi sinh của em bé. Nếu cả bố và mẹ đều có thân hình to lớn thì khả năng cao là con của họ cũng sẽ sinh ra với cân nặng khi sinh cao.

Sức khỏe bà mẹ: Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của trẻ. Những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc béo phì khi mang thai có nhiều khả năng sinh con với cân nặng khi sinh cao hơn.

Tuổi thai: Trẻ sinh muộn sau 40 tuần có xu hướng nặng hơn trẻ sinh sớm hơn trước và sau 38 tuần.

Dân tộc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số nhóm dân tộc có xu hướng sinh con to hơn những nhóm khác.

Có một số rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc sinh con nặng cân như: Trẻ sơ sinh có cân nặng cao có thể khó sinh hơn, làm tăng khả năng chuyển dạ kéo dài, rách âm đạo và nhu cầu hỗ trợ sinh như kẹp, hút chân không, sinh mổ.

Nguy cơ bé bị chấn thương khi sinh, chẳng hạn như đẻ khó ở vai, khi vai của em bé bị kẹt sau xương mu của mẹ, khiến bé dễ bị gãy xương đòn, chấn thương đám rối thần kinh cánh tay làm bé bị liệt cánh tay.

Trẻ sơ sinh có cân nặng cao có nguy cơ cao bị hạ đường huyết, tức là lượng đường trong máu thấp sẽ nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời, hội chứng suy hô hấp (khó thở) và vàng da sau sinh.

Biến chứng của mẹ: Mẹ sinh con có cân nặng cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao khi mang thai và băng huyết sau sinh.

Để hạn chế sinh con có cân nặng quá lớn với nhiều rủi ro, bà con mình nên chú ý duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai.

Khi mang thai, hãy cố gắng tăng cân với tốc độ ổn định và vừa phải. Trung bình từ 11,3 - 15,9kg trong suốt quá trình mang thai là tốt nhất.

Thực hiện theo chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng. Tập thể dục thường xuyên và vừa đủ khi mang thai.

Quản lý bệnh đái tháo đường thai kỳ, vì đây là tình trạng có thể dẫn đến em bé to hơn mức trung bình.

Điều quan trọng là bà mẹ phải đi khám thai định kỳ, theo dõi sức khỏe khi mang thai tại cơ sở y tế về sản phụ khoa.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo