Loạt DN "máu mặt" lãi lớn nhờ doanh thu tài chính và lợi nhuận khác, riêng 1 công ty con của Vingroup lãi trăm tỷ nhờ trái phiếu và tiền gửi ngân hàng
Ricons, Lộc Trời, Gemadept, Hòa Bình, HAGL, Phát Đạt, Kido... ghi nhận hàng trăm, hàng nghìn tỷ lãi từ bán tài sản hoặc doanh thu tài chính. Các khoản này chỉ ghi nhận 1 lần, không tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho công ty.
Trong quý 2/2023, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến nhờ "lợi nhuận khác" hoặc doanh thu tài chính tăng mạnh. Tuy nhiên, vì khoản lãi này không đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi và chỉ ghi nhận một lần nên không tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho công ty đó trong thời gian dài. Mặt khác, nhiều khoản lợi nhuận đến từ việc đánh giá lại tài sản nên sẽ không tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp.
Nổi bật trong số này phải kể đến trường hợp của Gemadept (mã chứng khoán: GMD) khi báo khoản lãi ròng 1.646 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm trước. EPS tăng vọt từ 878 đồng lên 5.404 đồng. Đây cũng là khoản lợi nhuận lớn nhất mà doanh nghiệp từng ghi nhận trong lịch sử hoạt động.
Theo đó, nguyên nhân chủ yếu giúp Gemadept ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến trong quý vừa qua là khoản doanh thu tài chính 1.863 tỷ đồng. Phần lớn trong số này là khoản lãi doanh nghiệp ghi nhận từ việc bán vốn của cảng Nam Hải Đình Vũ cho Viconship (VCS) và các đối tác.
Mặc dù sự đột biến này tạo ra mức lợi nhuận gộp tăng gấp đôi lên 423 tỷ đồng, nhưng công ty vẫn lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ 656 tỷ từ thanh lý tài sản cố định, Hòa Bình báo lãi trước thuế 585 tỷ đồng – cao gấp 8,5 lần cùng kỳ năm trước. Thuyết minh cho biết công ty đã thanh lý 1.293 tỷ đồng máy móc thiết bị trong kỳ. Phần máy móc thiết bị này đã khấu hao hơn 857 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ricons còn có khoản lãi từ công ty liên doanh liên kết 63 tỷ đồng, gấp 22 lần so cùng kỳ. Kết quả, Ricons báo lãi hơn 52 tỷ đồng, tăng 90% so với quý 2/2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Ricons đạt lợi nhuận ròng hơn 68 tỷ đồng, tăng 41% và cũng vượt chỉ tiêu về lợi nhuận cả năm.
Trong kỳ Lộc Trời còn thu về hơn 49 tỷ đồng doanh thu tài chính gấp 8,4 lần cùng kỳ, chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá đối hoái. Đáng chú ý nhất chính là, doanh nghiệp này lại 327 tỷ đồng lợi nhuận trong khoản mục công ty liên kết. Đây là khoản đánh giá lại tài sản của Lương thực Lộc Nhân.
Cụ thể, HAGL ghi nhận doanh thu thuần 1.450 tỷ đồng - tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022. Dù vậy, trừ các chi phí, HAGL vẫn lỗ thuần 163 tỷ đồng. Nhờ ghi nhận lợi nhuận khác hơn 247 tỷ đồng, HAGL báo lãi ròng 113 tỷ đồng – giảm 59% so với quý 2/2022 (quý này năm ngoái HAGL có ghi nhận hoàn nhập dự phòng với 992 tỷ đồng).
Theo HAGL, khoản lợi nhuận khác này chủ yếu đến từ lãi do giao dịch mua rẻ công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Bolaven , doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế gần 85 tỷ đồng trong quý II.
Trong quý 2, HAGL đã mua mới 6 công ty con với tỷ lệ sở hữu gần như tuyệt đối, bao gồm: Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Bolaven (Lào), Công ty cổ phần Lê Me, Công ty TNHH sản xuất bột mỳ (Campuchia), CTCP Chế biến thức ăn gia súc Trà Bá, Công ty TNHH MTV Phát triển Nông nghiệp Hoàn Thịnh Attapeu (Lào) và công ty CP trồng trọt Gia Lai.
Tuy nhiên, nhờ có 961 tỷ đồng doanh thu tài chính, trong đó có phát sinh thêm 870 tỷ đồng lợi nhuận từ thanh lý khoản đầu tư, Kido báo lãi quý 2/2023 tăng 221% lên 662 tỷ đồng. Theo giải trình, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư tài chính do Tập đoàn tái cơ cấu mạnh trong hoạt động đầu tư: thoái vốn một cách hiệu quả các khoản đầu tư như Calofic, KIDO Foods; đầu tư mới vào mảng bánh Thọ Phát.
Một trường hợp có lãi nổi bật khác nhờ vào lợi nhuận khác hay doanh thu tài chính phải kể đến Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) . Trong quý vừa qua, doanh nghiệp này chỉ ghi nhận vỏn vẹn 5 tỷ đồng doanh thu, giảm 99% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, doanh thu tài chính lại tăng đột biến, gấp gần 665 lần với giá trị ghi nhận 532 tỷ đồng, chủ yếu phát sinh khoản lãi chuyển nhượng công ty con. Ngoài ra, chi phí tài chính đạt 107 tỷ đồng, được tiết giảm 31% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ vậy, Phát Đạt lãi ròng 276 tỷ đồng trong quý 2/2023, giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm trước nhưng cao nhất trong 3 quý gần đây.
Cụ thể, trong quý vừa qua công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 247 triệu đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu này hoàn toàn đến từ hoạt động cho thuê, không ghi nhận doanh thu từ cung cấp dịch vụ tổ chức triển lãm hội chợ.
Tuy nhiên trong kỳ doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 164 tỷ đồng từ lãi trái phiếu, tiền gửi, tiền cho vay. Theo đó, tại thời điểm 30/6, tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận 1.741 tỷ đồng, trong đó lượng tiền gửi ngân hàng 509 tỷ đồng và khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lên tới 1.231 tỷ có thời gian thu hồi nhỏ hơn 3 tháng với lãi suất 8,5%/năm..
Có thể thấy, lợi nhuận của VEF không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà chủ yếu nhờ lãi các khoản lãi tiền gửi và cho vay. Vì thế, không bất ngờ khi khoản mục lợi nhuận của doanh nghiệp này luôn cao gấp nhiều lần so với doanh thu. Kết thúc quý 2, công ty báo lãi sau thuế gần 125 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ và cao nhất kể từ khi giao dịch trên sàn UPCoM.