A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Thị trường lao động châu Âu: Nhiều tiềm năng

Bên cạnh các thị trường truyền thống, trong năm 2024 Bộ LĐ-TB&XH tập trung khai thác và phát triển các thị trường tiềm năng...

Công nhân Việt Nam tại Romania. Ảnh minh họa.
Công nhân Việt Nam tại Romania. Ảnh minh họa.
 

Bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc… trong năm 2024 Bộ LĐ-TB&XH tập trung khai thác và phát triển các thị trường tiềm năng như Nga, Australia, Israel và một số thị trường châu Âu khác. Đây được đánh giá là thị trường trọng điểm, có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động.

Đẩy mạnh hợp tác

Theo số liệu thống kê từ Bộ LĐ-TB&XH, trong 11 tháng năm 2024 có tổng 143.160 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 114% kế hoạch năm 2024. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan, Nhật Bản tiếp tục là thị trường đón số lao động Việt Nam sang cao nhất. Những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản chiếm trên 50% số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, tương đương 350.000 người (tính đến tháng 7). Việt Nam cũng đứng đầu trong số 15 nước đưa thực tập sinh, lao động sang Nhật làm việc.

Bên cạnh các thị trường truyền thống đó, trong năm 2024 Bộ LĐ-TB&XH tập trung khai thác và phát triển các thị trường tiềm năng như Nga, Australia (chương trình visa nông nghiệp), Israel và một số thị trường châu Âu khác. Điều này không chỉ mang lại thêm cơ hội việc làm mà còn đa dạng hóa sự lựa chọn cho người lao động Việt Nam. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là những thị trường trọng điểm.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan khẳng định, thị trường châu Âu có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài sang làm việc, trong đó có lao động Việt Nam. Một trong những lý do chính là các nước ở khu vực châu Âu cần bù đắp thiếu hụt lao động do tình trạng già hóa dân số kéo dài. Một tín hiệu đáng mừng, lao động Việt Nam đã bước đầu tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế mặc dù số lượng lao động tại đây chưa nhiều.

 

Thời gian qua, thông qua những buổi tiếp xúc, làm việc và đàm phán giữa các cơ quan chính phủ, nhiều quốc gia tại khu vực châu Âu như: Đức, Hy Lạp, Hungary, Romania, Ba Lan, Nga, Czech, Phần Lan... đã đẩy mạnh hợp tác về lao động với Việt Nam. Các quốc gia này không chỉ mang lại mức thu nhập cao mà còn có môi trường làm việc chuyên nghiệp, phúc lợi hấp dẫn và điều kiện sống tốt. Đây được coi là những yếu tố then chốt để Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường này trong thời gian tới.

thi-truong-lao-dong-chau-au2.jpg

Ảnh minh họa INT.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bên cạnh mở cửa thêm các thị trường thu nhập hấp dẫn, từ đầu năm 2024, công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tăng cường, quản lý chặt chẽ hơn. Theo Bộ LĐ-TB&XH, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thanh tra và kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ngoài ra, Bộ thường xuyên trao đổi và phối hợp với các cơ quan hữu quan tại các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động để có những giải pháp nâng cao chất lượng, tăng dần số lượng người lao động ra nước ngoài làm việc.

 

Để công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hiệu quả hơn, việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong tình hình mới là vô cùng cần thiết. Cùng với đó cần nâng cao ý thức của người dân, người lao động, doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài nhằm ngăn ngừa tình trạng người lao động đi lao động tại nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật nước sở tại, cư trú bất hợp pháp. Những điều này có thể gây bất lợi cho những người lao động Việt Nam khác.

Ngoài ra, cần cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác trên hệ thống thông tin truyền thông, mạng xã hội về các thị trường lao động ở nước ngoài. Đặc biệt, tập trung vào các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn, mức lương cao và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đi lao động ở nước ngoài, cần sự gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với công tác phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, công tác đào tạo nghề. Các đơn vị liên quan đến hoạt động quản lý và xuất khẩu lao động cần làm tốt công tác kết nối doanh nghiệp với các trường nghề để tuyển chọn, đào tạo lao động. Ngoài ra, cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, không gian khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sáng tạo khởi nghiệp và tự tạo việc làm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo