A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Gieo hy vọng giữa núi rừng Bản Ca

Giữa núi rừng thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá (Thái Nguyên), tiếng đánh vần, đọc chữ của các học viên vang lên giữa không gian yên tĩnh của bản làng.

Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.
Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.

Gieo con chữ giữa gian khó

Tháng 6/2025, lớp học xóa mù chữ được tổ chức tại nhà văn hóa thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá với sự phối hợp giữa Trường Tiểu học Bình Trung và chính quyền địa phương.

Lớp học quy tụ 17 học viên là người dân tộc thiểu số, độ tuổi từ 34 đến 62, phần lớn là phụ nữ, đã từng trải qua tuổi thơ không được đến trường hoặc phải bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Mỗi tuần học 6 buổi, từ thứ Hai đến thứ Bảy, khung giờ từ 19h30 đến 22h30 – khoảng thời gian mà nhiều người sau một ngày dài lao động trên nương rẫy, lẽ ra nên được nghỉ ngơi.

Nhưng với những học viên tại lớp xóa mù chữ này, đó lại là lúc họ “lên đường đi học”, chân bước vội qua những con đường đất gập ghềnh, có người đi bộ 2–3km chỉ để đến lớp đúng giờ.

Thầy Nông Ngọc Tùng, giáo viên trực tiếp đứng lớp, không giấu được sự xúc động khi nói về các học viên của mình: “Nhiều học viên lớn tuổi, mới đầu còn e ngại, xấu hổ vì chưa biết chữ. Nhưng chỉ sau vài buổi học, các cô chú đã mạnh dạn hơn, hào hứng đọc bài, luyện viết. Chính tinh thần học tập của họ là nguồn động viên lớn với giáo viên chúng tôi.”

“Chúng tôi phải linh hoạt thay đổi phương pháp giảng dạy, lồng ghép kiến thức vào tình huống thực tiễn để học viên dễ hình dung. Ví dụ như dạy chữ ‘b’ gắn với từ ‘bắp ngô’, ‘n’ là ‘nương rẫy’, các bài toán cộng trừ thì gắn với buôn bán ở chợ, đo đếm gạo, ngô… Những điều gần gũi, thiết thực nhất sẽ giúp bà con nhớ lâu, hiểu nhanh hơn,” thầy Tùng chia sẻ.

tang-sach-vo-cho-hoc-vien-tham-gia-lop-xoa-mu-chu.jpg

Học viên tham gia lớp xóa mù chữ được tặng sách vở.

Lớp học của niềm tin và hy vọng

Khác với lớp học thông thường, lớp xóa mù chữ ở Bản Ca không có tiếng trống, không có giờ ra chơi. Nhưng mỗi ngày, thầy Tùng đều quan sát cẩn thận sự tiến bộ của từng người.

Với học viên tiếp thu nhanh, thầy cô đưa ra bài tập nâng cao; với người chậm hơn, thầy kiên trì uốn nắn từng nét chữ, lặp đi lặp lại bài giảng để đảm bảo ai cũng được tiếp cận kiến thức một cách phù hợp nhất.

Quả thật, tri thức mang lại những thay đổi rõ rệt. Từ khi tham gia lớp học, nhiều học viên đã tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông, có thể đọc các tờ rơi tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật canh tác, hay đơn giản là viết được tên mình trong các giấy tờ. Những điều tưởng chừng nhỏ bé ấy lại có ý nghĩa rất lớn, giúp họ dần thoát khỏi sự tự ti, hòa nhập tốt hơn với xã hội.

Bà Đặng Thị Ngọc, sinh năm 1968, người dân tộc Dao bộc bạch: "Dù mắt đã mờ hơn trước, nhưng được đi học là niềm vui lớn nhất trong đời tôi. Học xong, đi chợ sẽ không phải nhờ người khác đọc giúp bảng giá, làm giấy tờ cũng sẽ không cần nhờ cán bộ ghi hộ tên, tôi thấy mừng lắm".

Không chỉ riêng bà Ngọc, nhiều học viên trong lớp đều có chung tâm sự. Có người mong muốn sau khi biết chữ sẽ học thêm nghề, buôn bán nhỏ để cải thiện kinh tế gia đình. Có người đơn giản chỉ muốn đọc được chữ, viết được đơn xin đất sản xuất, hay đọc được hướng dẫn dùng thuốc. Những ước mơ giản dị ấy, trước đây có thể là xa vời, nhưng giờ đã trở thành mục tiêu khả thi nhờ lớp học này.

Để lớp học được duy trì đều đặn, ngoài nỗ lực của giáo viên và học viên, còn có sự đồng hành tích cực của chính quyền xã Nghĩa Tá, các tổ chức đoàn thể và nhân dân thôn Bản Ca. Nhiều gia đình đã sẵn sàng phân công lại việc nhà để người thân có thể đi học; một số đoàn thể hỗ trợ sách vở, đèn học cho học viên đến lớp.

Bản Ca hôm nay không chỉ sáng đèn vì ánh điện, mà còn rực sáng bởi tinh thần học tập, bởi niềm tin rằng “học nữa, học mãi” là quyền và cơ hội của tất cả mọi người.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 10, Tòa nhà Ladeco, số 266 phố Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Thành phố Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo