A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Dầu thô ‘đỉnh cấp’ của Nga bỗng dưng phải bán ‘rẻ như cho’, chuyện gì đang xảy ra?

Loại dầu Urals nổi tiếng của Nga hiện được chào bán với giá bằng khoảng một nửa so với chuẩn dầu Brent quốc tế.

Dầu thô ‘đỉnh cấp’ của Nga bỗng dưng phải bán ‘rẻ như cho’, chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 1.

 

Loại dầu thô cao cấp hàng đầu của Nga đang được bán với giá bằng một nửa so với giá quốc tế và thấp hơn nhiều so với mức trần mà nhóm G7 đang áp đặt.

Theo dữ liệu do Argus Media cung cấp, dầu Urals - loại dầu có lượng xuất khẩu lớn hơn nhiều so với bất kỳ loại nào khác mà Nga đang bán, hiện có giá 37,8 USD/thùng tại cảng Primorsk ở biển banltic. Trong khi đó, dầu Brent chuẩn toàn cầu ổn định ở mức 78,57 USD/thùng trong cùng ngày.

Chưa rõ Nga toan tính điều gì khi chào bán dầu Urals ở mức này. Một mặt, họ cần tiền để tiếp tục thực hiện các mục tiêu quân sự nhưng họ cũng luôn tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng nếu giá dầu xuống quá thấp.

Vào ngày 5/12, Liên minh châu Âu đã tạm dừng nhập khẩu dầu thô bằng đường biển từ nước này, chính thức cắt đứt thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nga trong lịch sử. Đồng thời, khối này cũng đã đồng ý với G7 áp đặt mức trần đối với dầu Nga. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào muốn tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ vận chuyển dầu của phương Tây – đặc biệt là bảo hiểm, không được mua dầu Nga với giá cao hơn 60 USD/thùng.

Dầu thô ‘đỉnh cấp’ của Nga bỗng dưng phải bán ‘rẻ như cho’, chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 2.

Giá giao dịch 2 loại dầu thô nổi tiếng nhất của Nga so với dầu Brent chuẩn quốc tế.

Mặc dù vậy, theo ghi nhận của nhiều bên trong thời gian qua, dầu thô của Nga vẫn thường được giao dịch dưới mức giá này khá sâu.

Một yếu tố có thể khiến giá dầu Urals giảm sâu có thể là do thị trường châu Âu bị mất. Do đó, Nga buộc phải giao dịch với một nhóm rất ít các đối tác được xem là lớn, đáng chú ý nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc các tàu chở dầu phải đi xa hơn hàng nghìn dặm để vận chuyển hàng hóa từ các cảng phía tây nước Nga đến các quốc gia này, chi phí vận chuyển đã tăng vọt. Điều đó buộc Nga phải giảm giá các thùng dầu này để cạnh tranh được với dầu Trung Đông.

Argus cũng là đơn vị cung cấp dữ liệu cho Cơ quan Năng lượng Quốc tế - vốn là cố vấn cho các nước phát triển. G7 sẽ liên tục xem xét mức áp giá trần cho dầu Nga và sẽ tiếp tục áp đặt mức trần đối với nhiên liệu tinh chế từ quốc gia này từ ngày 5/2.

Trong khi dầu thô Urals đang được bán với giá thấp kỷ lục, loại dầu ESPO của Nga vẫn đang được giao dịch ở trên mức trần 1 chút, theo số liệu của Argus. So với dầu Urals - vốn thường xuất đi rất xa bằng đường biển, khoảng cách để giao hàng với dầu ESPO ngắn hơn nhiều. Do đó, Nga có thể dễ dàng tìm được các tàu chở dầu chuyển hàng cho người mua ở cự ly gần, bên ngoài giới hạn áp đặt giá trần của G7.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo