A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Gỏi gà măng cụt, trà hoa giấy: Trị bá bệnh như lời đồn?

Mạng xã hội đang rộ trào lưu làm gỏi gà măng cụt sống, gỏi hoa phượng, trà hoa giấy... Giá trị dinh dưỡng từ những món ăn 'hot trend' này thế nào?

Gỏi gà măng cụt, trà hoa giấy: Trị bá bệnh như lời đồn? - Ảnh 1.

Gỏi gà măng cụt sống được nhiều người yêu thích trong thời gian gần đây - Ảnh: NGỌC KHẢI

Dù được dùng chế biến thành thức ăn từ lâu, nhưng thời gian gần đây măng cụt sống được nhiều người săn lùng để dùng làm gỏi gà măng cụt. Món ăn này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội.

"Không dừng lại gỏi gà măng cụt, nay chuyển sang gỏi gà hoa phượng, gỏi gà chôm chôm. Năm nay tam tai của gà", dân mạng ví von "số phận" của những loại hoa quả này và con gà khi các món ăn chế biến từ chúng còn rất "sốt".

Độc lạ hơn, dân mạng còn lan truyền các hướng dẫn dùng hoa giấy để làm trà, làm bánh chiên...

Kèm theo việc giới thiệu món ăn - uống độc lạ này là lời quảng bá hàng loạt công dụng ít người biết như duy trì sự cân bằng của cholesterol và huyết áp, ngăn ngừa viêm dạ dày, giảm đau khớp, giải độc cơ thể, hạ sốt, khử trùng, trị ho...

Năng lượng thấp, chất xơ nhiều

Theo TS.BS Trần Quốc Cường - phó trưởng bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), việc người dân dùng hoa giấy, măng cụt sống, hoa phượng... để chế biến làm thức ăn, đồ uống cũng mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe.

TS.BS Cường phân tích, hoa giấy, măng cụt sống, hoa phượng, chôm chôm... được xếp vào rau, trái cây nên xét về năng lượng rất thấp, nhưng xét về chất xơ và khoáng chất thì nhiều, giúp cơ thể tăng cường kháng thể, tăng kháng viêm, tăng chất chống oxy hóa, phòng chống lão hóa...

"Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nêu rõ tác dụng của hoa giấy, măng cụt sống, hoa phượng khi được dùng làm thực phẩm, đồ uống. Với tôi, trào lưu này ổn, giúp giới trẻ thích thú hơn khi ăn rau xanh, trái cây, từ đó giúp cơ thể tăng cường thêm chất xơ từ thực phẩm tự nhiên, thay vì tìm uống những gói túi lọc được quảng cáo là chất xơ", TS.BS Cường chia sẻ.

Không lạm dụng, "thần thánh hóa" công dụng 

Tuy măng cụt sống, hoa phượng, hoa giấy... có những lợi ích nhất định nêu trên, TS.BS Cường lưu ý không nên "thần thánh hóa" chúng như chữa được bệnh... 

Do đó, người dân không lạm dụng, "thần thánh hóa" công dụng, từ đó vô tình đẩy giá trị của chúng lên cao. Và bất kỳ một sản phẩm nào được quảng cáo chữa được bệnh khi sử dụng thì người dùng cũng đừng vội tin.

Riêng măng cụt sống dùng trộn làm gỏi gà, do măng cụt xanh có nhựa nhiều hơn, nên khi chế biến phải được ngâm nước, làm sạch kỹ lưỡng.

Các bác sĩ cũng có lời khuyên: bệnh nhân đang chuẩn bị làm phẫu thuật không nên dùng măng cụt trong khoảng thời gian trước đó 2 tuần. Chất xanthones trong măng cụt có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm vết mổ bị chảy máu nhiều.

Bên cạnh đó, măng cụt có tính mát và nhiều chất xơ, do đó không nên ăn quá nhiều lần/ngày. Tránh ăn cùng lúc với các loại thực phẩm có đặc tính tương tự như dưa hấu, măng tây, dừa, dưa leo hay đậu tương.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo