Hà Nội đang đi đầu cả nước về chỉ số ô nhiễm không khí
Hà Nội đang đi đầu cả nước về chỉ số ô nhiễm không khí
TP. Hồ Chí Minh đứng ở vị trí thứ 42 trên bảng xếp hạng này với chất lượng không khí ở mức màu vàng, mức “trung bình”. Lưu ý, số liệu này sẽ thay đổi tùy theo thời điểm và múi giờ, khi các thành phố khác trên thế giới lần lượt bước vào giờ cao điểm, khi lượng xe cộ và các hoạt động sản xuất đạt mức cao nhất.
Thành phố có chất lượng không khí tốt nhất trong danh sách 123 địa điểm được IQAir theo dõi là Sydney của Australia.
Tại Việt Nam, theo VN Air, khu vực ô nhiễm nhất cả nước tính đến thời điểm 8h00 phút sáng thuộc về khu vực Đại học Bách Khoa, cổng Parabol đường Giải Phóng, với chỉ số ở mức 205, màu tím, rất xấu.
Công viên Nhân Chính, Khuất Duy Tiến và 556 Nguyễn Văn Cừ đều có chỉ số ở mức “cao ngất ngưởng” là 167 và 180, “rất xấu.”
Tại đường Nguyễn Văn Cừ và đường Giải Phóng, hai cửa ngõ ra vào nội đô, nơi vẫn luôn có lưu lượng giao thông rất lớn vào giờ cao điểm.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh thì ngược lại, hai trạm đo cho chất lượng không khí ở mức 22 và 75, màu xanh và vàng, mức tốt trung bình. Có thể thấy, chất lượng không khí tốt hơn nhiều so với Hà Nội.
Chỉ số chất lượng không khí tốt nhất trên cả nước ở thời điểm 8h15 sáng 12/2 là khu vực đều ở Gia Lai là thị xã An Khê, và Trạm Diên Phú, với chỉ số chất lượng không khí lần lượt ở mức 8 và 16, mức “Tốt.”
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là với những người dân sống tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận trong thời gian gần đây.
Chất lượng không khí kém dễ dàng nhận thấy qua các dấu hiệu như không khí mờ đục và sự hiện diện rõ ràng của bụi bặm trên các vật thể xung quanh, cả ngoài trời và trong nhà.
Trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025, chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội đều trong mức rất xấu cho đến nguy hại. Hà Nội có nhiều ngày đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí.
Nồng độ bụi mịn PM10 và PM2.5 trong không khí đều đã vượt gấp nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là những người nhạy cảm, như người già, trẻ em.
Gần đây, một số công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nhất là bụi mịn tại Việt Nam đã được tiến hành và một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm cũng đã được thử nghiệm triển khai.
Tuy vậy, các biện pháp này thường chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vấn đề ô nhiễm không khí đang là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết một cách toàn diện, không chỉ trong phạm vi địa phương mà còn cả quốc gia.
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn đe dọa sức khỏe của mọi người. Việc xử lý vấn đề này đòi hỏi phải nhìn thẳng vào sự thật, sự quyết tâm và sự phối hợp hành động ở cấp quốc gia và địa phương.