A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Vì cứu mình, Toyota, Honda không ngại học mô hình Tesla

Toyota và Honda đang xem xét mô hình kinh doanh của Tesla nhằm tìm cách tăng tỉ suất lợi nhuận, duy trì tính cạnh tranh trước những biến động mới của thị trường và ngành công nghiệp.

Vì cứu mình, Toyota, Honda không ngại học mô hình Tesla - Ảnh 1.

Toyota và Tesla từng được cho rằng cùng sử dụng và phát triển khung gầm SUV cho xe điện, nhưng đến nay vẫn chưa thấy dấu hiệu của mối quan hệ này. Dù vậy, vốn nổi tiếng với quan điểm “chậm mà chắc” do đi sau trong việc phát triển xe điện, nay Toyota cũng học theo con đường của Tesla - Ảnh: Gizmodo

Honda có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng lập trình viên mà hãng sử dụng trong 7 năm tới. Nghĩa là đến năm 2030, hãng dự kiến có khoảng 10.000 nhà phát triển phần mềm, theo trang Nikkei Asia.

Hãng cũng muốn tăng cường quan hệ đối tác với KPIT Technologies của Ấn Độ, và sẽ thành lập nhóm kỹ sư phần mềm của riêng mình. Ngoài ra, Honda đang hợp tác với Sony làm ra mẫu xe điện mới, với điểm nhấn là phần mềm.

Trong khi đó, Toyota đang triển khai các chương trình đào tạo lại. Họ kỳ vọng thu hút được 18.000 kỹ sư phần mềm làm việc cho hãng vào năm 2025.

Nhóm này hiện đang chiếm một nửa số nhân viên lâu năm của công ty, chủ yếu tập trung ở bộ phận lái xe tự động.

Vì cứu mình, Toyota, Honda không ngại học mô hình Tesla - Ảnh 2.

Honda cũng có quyết định tương tự, cho thấy các nhà sản xuất đang cần kỹ sư phần mềm hơn kỹ sư cơ khí trong thời đại mới - Ảnh: Honda

Quyết định của hai hãng xe lớn nhất Nhật Bản phản ánh xu hướng phát triển phần mềm trong ngành công nghiệp ô tô.

Trước khi có Tesla, các nhà sản xuất ô tô chủ yếu tập trung vào phần cứng. Nhưng nay, mô hình làm xe phát triển phần mềm được đánh giá là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho Tesla.

Hãng xe điện này không đổi xe liên tục, thông qua thế hệ mới, nâng cấp giữa vòng đời hoặc nâng cấp nhẹ qua các năm, như các công ty truyền thống. Thay vào đó, Tesla liên tục bổ sung các tính năng mới thông qua các bản cập nhật qua mạng (OTA) để mang lại cảm giác như đã được đổi xe.

Tuy nhiên, phần mềm lại là lĩnh vực đầy thách thức với các nhà sản xuất ô tô truyền thống. Cả Volvo và Volkswagen đều phải hoãn ra mắt xe mới vì lỗi phần mềm. Hiện tại, Volkswagen phải cho xe mới chạy trên chương trình cũ đã ổn định để có thể tiếp tục sản xuất xe.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo