A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hơn 100 nhà khoa học chia sẻ về đổi mới công nghệ chọn tạo giống cây trồng

'Đổi mới công nghệ chọn tạo giống cây trồng trong doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu' là chủ đề của Hội thảo quốc tế diễn ra sáng 9/5.

 
Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.
 

Hội thảo do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức trực tiếp, kết hợp trực tuyến. Hội thảo quy tụ hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp hàng đầu đến từ Tập đoàn, doanh nghiệp.

Bên lề hội thảo, chương trình còn tổ chức gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu từ Tập đoàn PAN, Công ty Vinaseed và Học viện Nông nghiệp Việt Nam – tạo không gian giao lưu, kết nối và quảng bá hình ảnh. Hội thảo là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa ngành giống cây trồng Việt Nam, khẳng định vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu trong thời kỳ chuyển đổi công nghệ và hội nhập quốc tế sâu rộng.

img-9488.jpg

GS.TS Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc.

Cầu nối bền vững giữa các nhà khoa học

Phát biểu khai, GS.TS Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, hội thảo xuất phát từ mong muốn xây dựng cầu nối bền vững giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu; giữa nghiên cứu cơ bản và nhu cầu thực tiễn sản xuất.

Theo đó, Hội thảo tập trung chia sẻ những xu thế công nghệ tiên tiến trong chọn tạo giống như: công nghệ chỉnh sửa gen, công nghệ chọn giống nhanh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ đột biến... đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, quản lý và khai thác nguồn gen trong bối cảnh hội nhập và biến đổi khí hậu.

Với sự tham dự và đóng góp trí tuệ của các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia quốc tế, các nhà quản lý, doanh nghiệp, GS.TS Phạm Văn Cường tin tưởng, Hội thảo tạo ra những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ trong công nghệ chọn tạo giống cây trồng.

Qua đó đóng góp thiết thực cho sự phát triển của ngành giống cây trồng Việt Nam — một ngành then chốt quyết định thành công của nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và có khả năng cạnh tranh quốc tế.

 

img-9507.jpg

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (bên trái) và bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN cùng ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn PAN/Vinaseed với Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Chọn tạo giống cây trồng là nền tảng của nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Trà My - Tổng giám đốc Tập đoàn PAN nhấn mạnh. Trong bối cảnh khí hậu biến đổi nhanh, thị trường đòi hỏi cao hơn, người tiêu dùng ngày càng khắt khe, giống – công nghệ giống – chính là điểm khởi đầu của mọi chuỗi giá trị. Tập đoàn PAN luôn xác định, đây là trọng tâm chiến lược. Để làm tốt việc này, không thể thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học.

“Chúng ta không thiếu khát vọng. Nhưng nếu chỉ khát vọng mà thiếu công nghệ, thiếu nguồn gen, thiếu sự liên kết giữa nghiên cứu và ứng dụng thì mọi nỗ lực đều không đi xa” - bà Nguyễn Thị Trà My nêu quan điểm.

Giải pháp chiến lược

Theo PGS.TS.Vũ Thị Thúy Hằng, Khoa Nông học, Nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ chọn tạo và phát triển giống cây trồng, Phòng Thí nghiệm di truyền – Chọn giống cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), công nghệ sinh học ngày càng có vai trò quan trọng trong chọn tạo giống cây trồng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

Công nghệ sinh học được xem là giải pháp chiến lược nhằm tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn mặn và thích ứng với điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Trong đó, công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR/Cas9) cho phép sửa đổi gene nội sinh một cách chính xác mà không cần đưa gene ngoại lai, rút ngắn thời gian chọn tạo giống và đảm bảo an toàn sinh học.

gbc0xy0u.png

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện lúa ĐBSCL và Vinaseed, một thành viên của Tập đoàn PAN.

Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp còn ở giai đoạn khởi đầu. Hiện chỉ có ngô biến đổi gen được cấp phép sản xuất đại trà. Để tận dụng tối đa tiềm năng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng, PGS.TS.Vũ Thị Thúy Hằng khuyến nghị, Việt Nam cần tăng đầu tư, hoàn thiện khung pháp lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa giống cây công nghệ sinh học.

 

GS.TS Phạm Văn Cường cho hay, sau gần 70 xây dựng và phát triển, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã đào tạo gần 10 nghìn sinh viên ngành trồng trọt (cây trồng, khoa học cây trồng, chọn giống cây trồng), hơn 600 thạc sĩ và 110 tiến sĩ ngành Khoa học cây trồng, Di truyền và chọn giống cây trồng.

img-9490.jpg

GS.TS Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Tại Học viện Việt Nam, công tác nghiên cứu khoa học về chọn tạo giống cây trồng đạt được nhiều thành tựu:

Giai đoạn 1956-1976: Giống lúa Nông nghiệp 1 (NN1), 813 và 828 của GS. Lương Định Của; các giống Đông Xuân 1, Đông Xuân 2, Đông Xuân 3, Đông Xuân 4, Đông Xuân 5 của GS. Vũ Tuyên Hoàng, các giống VN10 (NN 75 – 3), A4 (NN 75 – 5) của Thầy Trần Như Nguyện;

Giai đoạn 1976-1996: các giống lạc B5000, Sen lai 75-23, V79, các giống đậu tương M103, DT93, giống đậu xanh ĐX04, các giống lúa ĐH60, Nếp 44, đậu tương V48, cà chua MV1;

Giai đoạn 1996 – 2010: có 3 thành tựu nổi bật về lai giống cây trồng: Lúa lai, cà chua lai và Đậu tương. Một số giống cây trồng như: Giống lúa thuần ĐH60, 136, ĐH32, QC1, 256, Nếp 44, ĐH104, Hương cốm, TN135; giống lúa lai: Việt lai 20, TH3-3, TH3-4; giống đậu xanh ĐX044; đậu tương M103, DN42, ĐH93, D104, V48; giống lạc B5000; giống cà chua lai;

Giai đoạn 2011-2016: Một số giống cây trồng được công nhận như: Giống lúa thuần Hương cốm, ĐH6; giống lúa lai: Việt lai 24, Việt lai 50, TH3-5, TH7-2, TH3-7, CT16, HQ19, TH5-1, TH17; giống cà chua lai HT144, HT152, HT160;

 

Giai đoạn 2016 – Nay: Một số giống cây trồng được công nhận như: Giống lúa thuần DCG66, DCG72, ĐH8, ĐH9, ĐH15, TH6-6,…giống ngô (VNUA69, VNUA 144, giống dược liệu (Đinh lăng VT-ĐL2.1, Đương quy Nhật Bản V-ĐQ.02, Chè dây VT-CD02, Giảo cổ lam VB-GCL 02, Ba kích VLK-Bk21), giống khoai tây Bliss 1, giống hoa Lan huệ.

Về cơ sở vật chất, Học viện Việt Nam có đầy đủ phòng thí nghiệm về Di truyền và chọn giống cây trồng, chỉnh sửa gene, chọn lọc bằng chỉ thị phân tử, công nghệ hạt giống, nhà lưới, đồng ruộng; có hợp tác quốc tế với Nhật Bản, IRRI, Trung Quốc... trong trao đổi vật liệu, học thuật và công bố khoa học; hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nước thử nghiệm, mở rộng sản xuất giống các giống cây trồng của Học viện.

Kết nối doanh nghiệp là hoạt động được Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặc biệt ưu tiên thúc đẩy. Học viện đã hợp tác với hơn 200 doanh nghiệp (Công ty CP Tập đoàn Pan Group, Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed, Công ty CP CodeLovers Việt Nam, Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty CP Thực phẩm Đồng Giao, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH Sunjin Việt Nam…) trong đào tạo, thực hành, thực tập cũng như tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp. Hàng năm, Học viện tổ chức Ngày hội việc làm với sự tham gia của từ 60 đến 100 doanh nghiệp, giải quyết nhu cầu thực tập tốt nghiệp, việc làm cho từ 4.000 đến 5.000 sinh viên. Theo kết quả khảo sát, trên 97% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp. https://daotao.vnua.edu.vn/xettuyen và https://tuyensinh.vnua.edu.vn.

 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo