A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Điều gì thú vị trong quá trình chuyển đổi từ MiG-21 sang F-16?

Làm thế nào các phi công Romania có thể chuyển từ loại máy bay chiến đấu này sang dòng tiêm kích hoàn toàn khác?

 
Điều gì thú vị trong quá trình chuyển đổi từ MiG-21 sang F-16?
 

Hiện tại 7 phi công đầu tiên của Không quân Romania đã hoàn thành khóa đào tạo tại Trung tâm huấn luyện quốc tế đặt tại Căn cứ Không quân số 86 và bắt đầu bay trên tiêm kích F-16.

Trước khi bắt đầu chuyển loại, những phi công này đã lái chiếc MiG-21 Lancer - loại máy bay đã được Không quân Romania rút khỏi biên chế vào tháng 5 năm 2023.

Các phi công này được đề nghị chia sẻ ấn tượng của họ về việc chuyển đổi từ MiG-21 sang F-16 đối với cá nhân họ như thế nào và câu trả lời có vẻ khá thú vị. Cổng thông tin Defence Romania đã viết về điều này.

Cụ thể, truyền hình Romania đã chiếu cuộc phỏng vấn với một phi công có biệt hiệu Red, người vừa hoàn tất quá trình chuyển đổi sang F-16.

Anh ta cho rằng trên thực tế hầu như không có sự khác biệt về mức độ phức tạp của hệ thống điện tử hàng không, thay đổi đáng chú ý chỉ nằm ở đặc điểm khí động học của hai máy bay khác nhau rất nhiều.

 

"Quá trình chuyển đổi dường như không khó khăn về mặt hệ thống điện tử hàng không. Trên thực tế, F-16 là máy bay có khả năng và hiệu quả cao hơn, nó có nhiều tổ hợp hơn".

"Sự khác biệt lớn nhất mà tất cả chúng tôi đều cảm nhận được là sức mạnh và đặc tính cơ động của máy bay", Defense Romania dẫn lời viên phi công cho biết.

Tiêm kích MiG-21 Lancer của Không quân Romania.

Tiêm kích MiG-21 Lancer của Không quân Romania.

Thoạt nhìn, có vẻ nghịch lý khi đặt câu hỏi làm thế nào mà sự khác biệt về hệ thống điện tử hàng không giữa F-16 và MiG-21 lại không đáng chú ý đến vậy.

 

Nhưng ở đây cần phải nói chi tiết rằng chúng ta đang nói về MiG-21 Lancer của Romania, được hiện đại hóa thông qua Elbit Systems của Israel, điều này được phản ánh trong bộ thiết bị trên máy bay.

Ngoài ra thay vì các loại radar cũ trên, radar EL/M-2032 hiện đại đã được lắp đặt trên MiG-21 Lancer, cung cấp phạm vi phát hiện mục tiêu từ 75 km đến 150 km (theo nhiều dữ liệu khác nhau) và có thể phân biệt các đối tượng trên mặt đất.

Do đó vậy theo quan điểm của các phi công Romania, sự khác biệt giữa thiết bị điện tử hàng không trên máy bay F-16 và MiG-21 Lancer là rất nhỏ.

Nhưng ở đây cần nhấn mạnh rằng trình độ công nghệ trên máy bay của MiG-21 Romania, dù đã được nâng cấp nhiều tuy nhiên khoảng cách với phiên bản F-16 mới nhất vẫn còn rất lớn.

Cuối cùng, thiết bị điện tử của Israel cũng không thể giải quyết được vấn đề liên quan đến sự lỗi thời về mặt vật lý của những chiếc MiG-21 đã trải qua hàng chục năm hoạt động.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo