575 tỷ USD ‘bốc hơi’ trong ngành công nghệ: Chuyện gì đây?
Một cú sốc đã nổ ra trên toàn cầu khi giới công nghệ mất một số tiền khổng lồ lần đầu tiên trong lịch sử.
Chứng khoán lao dốc, lạm phát, đồng đô la Mỹ tăng mạnh và thị trường quảng cáo kỹ thuật số gặp nhiều khó khăn khiến các công ty công nghệ gặp thiệt hại lớn. Theo thống kê, 10 trong tổng số các tỷ phú công nghệ toàn thế giới đã mất tổng cộng 575 tỷ USD năm vừa qua.
Dưới đây là những tỷ phú công nghệ mất nhiều tiền nhất, theo Bloomberg's Billionaires Index thống kê vào ngày cuối cùng của năm ngoái:
1. Steve Ballmer, cựu CEO của Microsoft, mất 19,4 tỷ USD
Steve Ballmer. Ảnh: Getty
Steve Ballmer là CEO của Microsoft trong vòng 14 năm. Hiện ông là chủ sở hữu của đội bóng rổ LA Clippers NBA.
Sự giàu có của Ballmer kéo dài từ năm 2000 đến năm 2014, chủ yếu gắn liền với cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ Microsoft. Nhưng sau khoản lỗ năm nay, tài sản của ông chỉ còn 86,2 tỷ USD.
Vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng của Microsoft chậm lại do nhu cầu của người tiêu dùng về máy tính cá nhân ít hơn và đồng đô la Mỹ tăng mạnh hơn. Doanh số bán hệ điều hành Windows của hãng giảm, kéo theo đó là cổ phiếu giảm 28% trong năm. Microsoft cũng nói với các nhà đầu tư rằng doanh số bán máy tính cá nhân trong năm tới sẽ giảm nhẹ.
2. Zeng Yuqun, chủ tịch Modern Amperex Technology, mất 20,7 tỷ USD
Zeng Yuqun. Ảnh: Getty
Phần lớn khối tài sản của Zeng Yuqun đến từ 23% cổ phần của ông trong Modern Amperex Technology, tập đoàn cung cấp pin xe điện lớn nhất. Giá trị tài sản ròng của ông trong cả năm 2022 là 32,5 tỷ USD.
Vào tháng 4, Modern Amperex Technology đã báo cáo thu nhập hàng quý của công ty giảm mạnh nhất và thu nhập ròng giảm 24%. Chưa hết, vào đầu năm nay, giá niken - thành phần chính của pin xe điện và các nguyên liệu thô khác cũng không ổn định.
3. Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, mất 28,6 tỷ USD
Bill Gates. Ảnh: Dimitrios Kambouris/Getty
Với tài sản ròng trị giá 110 tỷ USD, Bill Gates đã đầu tư vào nhiều công ty, bất động sản, đất đai, nhưng cổ phiếu của ông tại Microsoft là cổ phiếu có giá trị nhất mà ông nắm giữ.
Trong năm 2022, cổ phiếu của Microsoft đã mất gần 30% giá trị do doanh số bán Windows giảm và công ty dự đoán doanh thu từ các dịch vụ đám mây sẽ tăng trưởng chậm.
4. MacKenzie Scott, một tiểu thuyết gia, nhà từ thiện, mất 37,3 tỷ USD
MacKenzie Scott. Ảnh: Evan Agostini
MacKenzie Scott từng là vợ của tỷ phú Jeff Bezos. Giống như người chồng cũ, giá trị tài sản ròng của Scott bị ảnh hưởng lớn do cổ phiếu của Amazon sụt giảm trong năm vừa qua. Phần lớn tài sản của Scott đến từ 3% cổ phần của Amazon - công ty có cổ phiếu vừa giảm 50% giá trị trong năm nay. Hiện cô có tài sản ròng trị giá 19 tỷ USD.
Trong một bài đăng trên blog vào tháng 11, Scott nói rằng mình đã trao gần 2 tỷ USD trong năm nay cho 343 tổ chức hỗ trợ những người khó khăn trong xã hội.
5. Sergey Brin, người đồng sáng lập Google, mất 44 tỷ USD
Sergey Brin. Ảnh: Evan Agostini/Invision/AP
Sergey Brin và người đồng sáng lập Larry Page đã mất tổng cộng hơn 89 tỷ USD trong năm nay khi Alphabet và các công ty công nghệ khác gặp khó khăn với quảng cáo kỹ thuật số. Giá trị tài sản ròng của Brin hiện là 79,5 tỷ USD.
Giống như Page, phần lớn tài sản của Brin đến từ cổ phần của mình trong Alphabet - công ty mẹ của Google. Tính đến cuối năm ngoái, Page và Brin cùng nhau sở hữu 85,9% cổ phiếu loại B của Alphabet, đồng nghĩa họ nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết của công ty.
6. Larry Page, đồng sáng lập Google, mất 45,3 tỷ USD
Larry Page. Ảnh: Justin Sullivan/Getty
Giá trị ròng của cả Brin và Page đều giảm trong năm nay khi Alphabet gặp khó khăn với quảng cáo trên mạng internet. Phần lớn khối tài sản 83,1 tỷ USD của Page đến từ 6% cổ phần của ông trong Alphabet.
Alphabet đã giảm tốc độ tuyển dụng trong năm nay và được cho là đã cắt giảm nhiều đặc quyền khác nhau của nhân viên.
7. Mark Zuckerberg, CEO Meta, mất 79,9 tỷ USD
Mark Zuckerberg. Ảnh: Kevin Dietsch/Getty
Vào cuối năm 2021, Zuckerberg là người giàu thứ sáu trên thế giới, nhưng chỉ một năm sau, thiên tài công nghệ đã rớt xuống vị trí 25 cuối năm ngoái. Hiện nay tài sản ròng của anh chỉ còn 45,6 tỷ USD.
Doanh thu của Meta, trước đây là Facebook đã giảm sâu trong năm 2022 do phải đối mặt với suy thoái kinh tế cũng như tình trạng quảng cáo kỹ thuật số gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, Meta đã phải sa thải 11.000 nhân viên để cắt giảm chi phí trong quá trình xây dựng metaverse.
8. Changpeng Zhao, đồng sáng lập, CEO của Binance, mất 83,3 tỷ USD
Changpeng Zhao. Ảnh: Antonio Masiello/Getty
Phần lớn tài sản ròng trị giá 12,6 tỷ USD của Zhao đến từ cổ phiếu bị kiểm soát của ông trong sàn giao dịch tiền điện tử Binance.
Kể từ khi FTX sụp đổ, thị trường tiền điện tử gặp rất nhiều khó khăn khiến nhiều nhà đầu tư rất lo lắng về tài sản của họ. Vì vậy, trong tháng 12 năm 2022, khách hàng của Binance đã rút hàng tỷ USD từ sàn giao dịch tiền điện tử này.
Do việc rút tiền ồ ạt và biến động giá, Binance chỉ còn nắm giữ khoảng 54,7 tỷ USD tài sản kỹ thuật số vào giữa tháng 12, trong khi hơn một tháng trước đó, công ty còn nắm giữ số tài sản lên tới 69,5 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp Mỹ được cho là đang điều tra công ty này về các cáo buộc rửa tiền.
9. Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon và Blue Origin, mất 85,2 tỷ USD
Jeff Bezos. Ảnh: @Anadolu / Getty Images
Bezos, cựu CEO của Amazon hiện vẫn là cổ đông lớn nhất của công ty. Trong năm đại hạn 2022, cổ phiếu công nghệ sụt giảm nghiêm trọng và giá trị cổ phiếu của Amazon cũng không ngoại lệ khi giảm 50%. Vì thế, tài sản ròng của Bezos hiện còn 107 tỷ USD.
Amazon cũng là một trong số các công ty công nghệ đã sa thải nhân viên trong năm nay. Họ cắt giảm khoảng 10.000 việc làm. Đây là con số nhiều nhất trong lịch sử kinh doanh của hãng .
10. Elon Musk, CEO của Tesla, SpaceX và Twitter, mất 132 tỷ USD
Elon Musk. Ảnh: Adrees Latif/Reuters
Gần đây, tỷ phú giàu nhất thế giới một thời Elon Musk đã mất danh hiệu này vào tay Bernard Arnault, CEO của LVMH. Hiện Musk chỉ còn là người giàu thứ hai thế giới và sở hữu khối tài sản trị giá 138 tỷ USD.
Phần lớn tài sản của Musk gắn liền với cổ phiếu của Tesla. Nhưng cổ phiếu của hãng ô tô điện này đã giảm mạnh gần 70% trong năm nay. Cổ phiếu của Tesla cũng là nạn nhân của việc sụt giảm nhu cầu xe điện trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc - một trong những thị trường lớn nhất của công ty này.