A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

"Số hóa " truy xuất nguồn gốc bằng blockchain, định danh số...

"Số hóa " truy xuất nguồn gốc bằng blockchain, định danh số...

Đại tá Phạm Minh Tiến - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, Bộ Công an, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Dữ liệu quốc gia phát biểu tại Hội thảo.

Đại tá Phạm Minh Tiến - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, Bộ Công an, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Dữ liệu quốc gia phát biểu tại Hội thảo.

Truy xuất nguồn gốc vẫn còn hình thức giữa "ma trận" hàng giả

Tại hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của kinh tế số Việt Nam” do Hiệp hội Dữ liệu quốc gia tổ chức vào ngày 8/7/2025, Đại tá Phạm Minh Tiến - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội đã nhấn mạnh đến vai trò sống còn của xác thực và truy xuất nguồn gốc trong nền kinh tế số.

Bởi thực tiễn cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2025, các lực lượng chức năng trên cả nước đã xử lý hơn 40.000 vụ việc buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, với tổng giá trị xử phạt lên tới 6.500 tỷ đồng.

Theo Đại tá Phạm Minh Tiến, hàng giả, hàng kém chất lượng như “ma trận” khi xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, xuất hiện trong siêu thị, thậm chí cả trong bệnh viện nên gây lo lắng cho người dân. Hơn nữa, công nghệ làm giả ngày càng tinh vi, nên đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng, gây tâm lý hoang mang trong người tiêu dùng.

Nói về những bất cập trong việc truy xuất nguồn gốc hiện nay, Đại tá Phạm Minh Tiến nêu rõ, đó là việc không thống nhất mã định danh trên toàn quốc, dữ liệu còn phân tán theo các bộ ngành, lĩnh vực.

Hơn nữa, việc truy xuất nguồn gốc hiện nay có thực hiện nhưng mới là hình thức, thiếu chiều sâu; cũng như chưa kiểm soát hiệu quả hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử; người tiêu dùng và cơ quan quản lý chưa có công cụ, giải pháp để xác thực và kiểm soát, trong khi doanh nghiệp không bắt buộc phải tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hoá…

Do vậy, theo Đại tá Phạm Minh Tiến, các nền tảng truy xuất nguồn gốc hiện đại, ứng dụng công nghệ mới như blockchain, cần được phát triển dựa trên năng lực nội tại của Việt Nam, đồng thời kết nối vào hạ tầng dữ liệu quốc gia.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Cần chính sách toàn diện và đồng bộ

Cũng thảo luận về vấn đề này, ông Bùi Bá Chính - Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng quốc gia) cho rằng, từ thực tế những vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả nghiêm trọng gần đây cho thấy đã đến lúc không thể làm ngơ mà cần phải siết chặt công tác quản lý bằng công nghệ để tránh các rủi ro tương tự xảy ra.

 Theo các chuyên gia, truy xuất nguồn gốc là nền tảng cho quản trị số, chính sách số và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, giúp Chính phủ hoạch định chính sách hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tăng cường niềm tin của người dân vào sản phẩm trong nước.

Truy xuất nguồn gốc giúp cung cấp dữ liệu chính xác, liên tục và đa chiều từ khâu đầu vào đến đầu ra, giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, dự báo sản xuất, điều phối kho vận, kiểm soát chất lượng tốt hơn.

Đây cũng là công cụ hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Huy- Trưởng Ban Công nghệ (Hiệp hội Dữ liệu quốc gia), hiện từng doanh nghiệp đều có những giải pháp riêng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có công nghệ, có hệ thống cho sản phẩm và xác thực sản phẩm của họ, tuy nhiên chưa dựa trên tiêu chuẩn đồng nhất cho cả quốc gia cũng như liên thông quốc tế.

Đặc biệt bộ tiêu chuẩn đó không được xác thực bởi cơ quan nhà nước, mà đơn giản là chỉ kết nối trong nội bộ của từng doanh nghiệp.

Trong bối cảnh như vậy, ông Nguyễn Huy nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ cho truy xuất nguồn gốc là bắt buộc và phải là chính sách toàn diện, có sự quản lý đồng bộ từ Trung ương tới địa phương và áp dụng cho tất cả doanh nghiệp

Mặt khác, theo khuyến nghị của các chuyên gia, với hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ nội địa (blockchain, định danh số…), Việt Nam có thể kiểm soát dữ liệu trong nước, nhằm hạn chế phụ thuộc vào nền tảng ngoại và giữ vững chủ quyền dữ liệu.

Nên trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về việc hỗ trợ ứng dụng công nghệ định danh xác thực truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm ECO và Công ty Cổ phần Tập đoàn PILA.

Những thoả thuận như trên được kỳ vọng tạo động lực cho việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới về truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực dược phẩm, y tế.

Đại tá Phạm Minh Tiến khẳng định, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) cam kết đồng hành, hỗ trợ về thể chế, kỹ thuật và bảo mật để các hệ thống truy xuất phát triển bền vững, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý.


Tác giả: Hương Dịu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Giảng Võ, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo