A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Vẫn mong chờ giảm thuế cho xăng dầu

 Bộ Tài chính lên tiếng không giảm thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng vì không tái tạo được, cần sử dụng tiết kiệm... Nhưng nhiều người dân cho rằng cần góc nhìn chia sẻ hơn.

Vẫn mong chờ giảm thuế cho xăng dầu - Ảnh 1.

Nhân viên cây xăng ở quận Phú Nhuận, TP.HCM thay bảng giá xăng vào chiều 21-6 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bởi thực tế, dù Việt Nam đã có giảm thuế bảo vệ môi trường nhưng việc giảm mạnh thuế trên xăng dầu đã được nhiều nước tính đến và thực hiện.

Áp lực quá lớn

Chủ nhật, chị Nguyễn Thị Hồng (Hà Nội) đi mua đồ ăn cho gia đình 4 người. Giỏ hàng gồm sữa, thịt, rau... nhưng hai tuần nay không có trái cây như mọi khi. 

Dầu ăn chỉ dám chọn can 1 lít thay vì 2 lít, do mỗi lít dầu ăn tăng thêm 16.000 đồng. Giá thịt lợn tăng thêm 5-10% so với đầu tháng trước, như nạc vai 148.000 đồng/kg, ba chỉ 156 đồng/kg...

Trước đây, số tiền đi chợ cho 3 ngày hết 750.000 - 800.000 đồng. Từ đầu năm tới nay, 1 triệu đồng là không đủ. "Tôi suy từ mình ra, hiện nay 100.000 đồng chỉ đổ được 3 lít xăng trong khi đầu năm được khoảng 5 lít. Sang tuần, giá xăng vẫn có thể tăng thêm", chị Hồng lo lắng.

Tại phiên chất vấn ở Quốc hội tháng 5 vừa qua, bên cạnh giảm thuế bảo vệ môi trường, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tư lệnh ngành tài chính cần chủ động đề xuất giảm các sắc thuế trong bối cảnh giá xăng dầu liên tiếp lập kỷ lục.

1 lít xăng đang "cõng" tới hơn 11.000 đồng tiền 4 loại thuế và các khoản phí. Tuy nhiên, Bộ Tài chính giải thích xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo được, cần sử dụng tiết kiệm... nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đúng. Xăng là mặt hàng không tái tạo, cần sử dụng tiết kiệm. Nhưng rất nhiều bà nội trợ đã phải tìm cách xoay xở, chắt bóp chi tiêu bởi áp lực quá lớn từ giá cả. 

Thực tế hiện nay nhiều người kỳ vọng sự chia sẻ hơn nữa từ chính sách thuế, chứ không nên theo logic lạnh lùng: cần sử dụng tiết kiệm, không tái tạo... nên giữ thuế. 

Khi ghi nhận làm các bài viết về giá cả, chúng tôi đã gặp rất nhiều cảnh đời, họ cắt cả những nhu cầu của con vì họ đã gặp khó lắm rồi. Khó có thể nói họ không tiết kiệm và cần tiết kiệm hơn...

Học theo nhiều nước, được không?

Để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, ông Trịnh Quang Khanh, tổng thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cho biết nhiều nước đã giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng như Thái Lan, Ba Lan...

Chính trong báo cáo của Bộ Tài chính trình Chính phủ hồi tháng 3 về giải pháp kiềm chế giá xăng dầu, Ấn Độ đã giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng.

Giá xăng dầu tăng cao nhất từ trước đến nay, và thường cứ 10 ngày lại đạt mức kỷ lục mới, đã ảnh hưởng đến từng bữa ăn của người dân nhất là người nghèo. Giá xăng dầu được dự báo tiếp tục tăng cao. 

Bộ Tài chính cần tính đến giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT với xăng để kìm giá. Hơn lúc nào hết, những lúc người dân và doanh nghiệp khó khăn, chật vật thì Bộ Tài chính càng nên tư duy theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu.

Có lẽ cũng không lo giảm thu. Bởi như năm 2021, do dịch COVID-19, VN có nhiều chính sách giãn, giảm và miễn nhiều khoản thuế. Nhưng kết quả là tổng thu ngân sách cả năm vẫn vượt tới 219.000 tỉ đồng so với dự toán.


Tác giả: LÊ THANH
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo