A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tỉnh có khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Tỉnh này đặt mục tiêu có cảng hàng không quốc tế với quy mô cấp 4F và cảng biển đạt tiêu chuẩn loại I tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT.

 

Tỉnh này đặt mục tiêu có cảng hàng không quốc tế với quy mô cấp 4F và cảng biển đạt tiêu chuẩn loại I tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT.

Quảng Nam sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm của Việt Nam, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.057.474 ha. Quảng Nam có khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế.

Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Với lĩnh vực kinh tế, Quy hoạch đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt trên 7.500 USD.

Về kết cấu hạ tầng, Quy hoạch xác định đầu tư Cảng hàng không Chu Lai đạt tiêu chuẩn cảng hàng không quốc tế với quy mô cấp 4F (là quy hoạch cấp lớn nhất của tổ chức hàng không dân dụng thế giới); cảng biển Quảng Nam đạt tiêu chuẩn loại I tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT.

Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tỉnh có khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương- Ảnh 1.

Bến cảng Chu Lai.

Phương hướng phát triển những ngành quan trọng

Về công nghiệp, tỉnh sẽ tăng nhanh tỉ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành trụ cột chính trong nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, láp ráp ô tô, sảm phẩm cơ khí, điện tử; hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia.

Về nông nghiệp, Quảng Nam sẽ chuyển đổi cây trồng vùng khô hạn, nhiễm mặn, các vùng trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi, các vùng chuyên canh rau màu, dược liệu có giá trị cao.

Phát triển nông nghiệp gắn với sản xuất các sản phẩm OCOP, đưa Quảng Nam trở thành địa phương dẫn đầu trong vùng về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm OCOP.

Đối với ngành thương mại, dịch vụ và du lịch, Quy hoạch xác định phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại giữ vai trò chủ đạo; phát triển Cảng hàng không quốc tế Chu Lai và hệ thống cảng biển Quảng Nam gắn với các khu phi thuế quan, khu công nghiệp.

Tỉnh sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang phục vụ hàng hoá từ Thái Lan, Lào vào Việt Nam và ngược lại.

Tỉnh sẽ phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới Hội An, Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm…; trọng tâm là phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, sự kiện, chăm sóc sức khoẻ.

Cùng với đó, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế biển; tăng cường liên kết vùng, liên vùng theo Quy hoạch tổng thể quốc gia, các Quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Tỉnh có khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương- Ảnh 2.

Thánh địa Mỹ Sơn.

Cấu trúc "2 vùng, 2 cụm động lực, 3 hành lang phát triển"

Phát biểu tại công bố quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khai mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nhấn mạnh, Quảng Nam sẽ tổ chức không gian hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình cấu trúc "2 vùng, 2 cụm động lực, 3 hành lang phát triển".

Quy hoạch xác định vùng Đông của Quảng Nam là vùng động lực của tỉnh với các ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp.

Trong vùng Đông, Tam Kỳ là đô thị trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục, đào tạo, còn Hội An là đô thị sinh thái - văn hoá - du lịch, giao lưu quốc tế và Điện Bàn là đô thị phát triển công nghiệp, khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cụm động lực phía Bắc bao gồm: Hội An, thị xã Điện Bàn và huyện Đại Lộc gắn kết với thành phố Đà Nẵng trong quá trình đô thị hoá và phát triển của địa phương. Khai thác những lợi thế đô thị di sản của Hội An, lợi thế về không gian phát triển đô thị mới của thị xã Điện Bàn, phát triển đô thị công nghiệp ở Đại Lộc và tích hợp các yếu tố khác của các địa phương lân cận để xây dựng một chương trình phát triển liên kết vùng ở phía Bắc Quảng Nam gắn kết với định hướng phát triển của TP. Đà Nẵng.

Cụm động lực phía Nam gồm TP. Tam Kỳ, huyện Núi Thành, huyện Phú Ninh với chức năng chính là phát triển trọng điểm công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, nơi đây có cảng biển, sân bay là những công trình cấp quốc gia, cấp quốc tế và định hướng sáp nhập TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành để xây dựng đô thị loại I.

Hành lang ven biển, tính từ cao tốc Quảng Nam đến Quảng Ngãi xuống tới biển, nơi đây có lợi thế phát triển tốt các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ và gắn với các hoạt động đào tạo nghề với sự phát triển các đô thị hiện nay trên địa bàn tỉnh. Với tính chất và tầm vóc được nâng lên, trong đó đặc biệt là khu đô thị loại I gồm: Núi Thành và TP. Tam Kỳ.

Đối với khu vực hành lang thứ 2 kết nối từ quốc lộ 14B, 14E nối lên Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang qua Lào, qua Thái Lan, đây là hành lang có ý nghĩa khai phá khu vực phía Tây của tỉnh Quảng Nam kết nối với các địa phương bạn để gia tăng lượng hàng hoá đến với tỉnh Quảng Nam để phát triển du lịch xuyên Á, đồng thời gắn kết với khu vực Tây Nguyên với trục 14B gắn kết phát triển hàng hoá du lịch giữa Duyên hải miền Trung với khu vực cao nguyên của Việt Nam,.

Hành lang dọc đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh thuộc không gian phía tây của tỉnh sẽ tập trung cho công nghiệp thuỷ điện, khai thác chế biến khoáng sản, nông, lâm nghiệp, bảo tồn và phát huy văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; là cửa ngõ giao thương với các tỉnh Tây Nguyên và Thừa Thiên Huế.

Tỉnh có khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương- Ảnh 3.

 

"Chính phủ cho Quảng Nam hình thành ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế đó là Trung tâm công nghiệp dịch vụ hàng không tại sân bay Chu Lai. Trên cơ sở tiềm năng của sân bay Chu Lai, Chính phủ xác định trung tâm này sẽ đóng một vai trò rất quan trọng, mở ra một ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam" Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nhấn mạnh.

Cùng với đó, cảng biển Quảng Nam cũng đã được xác định cảng biển loại I, và cảng này sẽ hình thành trung tâm logistics, container của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là cửa ngõ giao lưu hàng hoá quan trọng của xuyên Á từ Thái Lan qua Lào nối đến Đà Nẵng và Quảng Nam.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng khá tích cực. Cùng với đó lượng khách tham quan và lưu trú tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023, nhất là lượng khách quốc tế.

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 897 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ và đạt gần 11% kế hoạch năm.

Thu ngân sách Nhà nước thực hiện ước đạt hơn 3.844 tỷ đồng, bằng 19,13% dự toán thu năm 2024 do HĐND tỉnh giao, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023.

 

 

Theo Pha Lê

Đời sống & pháp luật

 

Link bài gốc Lấy link! https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tinh-co-khu-kinh-te-ven-bien-au-tien-cua-viet-nam-se-tro-thanh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-a407253.html

 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo