A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tạo thuận lợi nhất cho hộ kinh doanh phát triển

Hiện nay, trình độ quản trị kinh doanh của các hộ kinh doanh (HKD) không cao, công tác kế toán rất khác nhau, chưa có sự thống nhất, dẫn đến khó khăn cho cơ quan thuế trong quản lý thuế đối với HKD. Thông tư số 88/2021/TT-BTC, ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ kế toán cho các HKD, cá nhân kinh doanh được đánh giá là cơ sở để thúc đẩy HKD lên thành doanh nghiệp, tạo thuận lợi nhất cho HKD phát triển

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chỉ xác định 2 loại chủ thể pháp luật là cá nhân và pháp nhân. Tại Việt Nam, do điều kiện lịch sử nên có thêm thành phần HKD.

Đến nay, Việt Nam có khoản 1,6 triệu HKD có đăng ký kinh doanh và khoảng 3,4 triệu HKD không có đăng ký kinh doanh. Trong khi tại Nhật Bản, không có loại hình HKD mà là kinh doanh cá nhân, với chế độ kế toán, sổ sách rất đơn giản, linh hoạt.

Với loại hình này, Nhật Bản không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, được tự do kinh doanh nhưng phải thông báo với cục thuế để họ xem xét sổ sách kế toán, từ đó đưa ra mức đánh thuế phù hợp.

Tại Việt Nam, khái niệm HKD luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, từ việc làm thế nào để quản lý, thu thuế cho tới những chính sách hỗ trợ để “thúc” các hộ kinh doanh này tiến lên thành DN.

Hiện nay, Luật DN đã có DN tư nhân, đáng lẽ nên được gọi tên một cách chính xác hơn là DN một chủ hay DN cá thể. Nên nếu đưa thêm quy định pháp lý cho HKD cá thể thì sẽ là một thách thức lớn đối với ban soạn thảo tiến hành sửa đổi Luật DN để giải trình về sự khác biệt giữa hình thức DN tư nhân hiện tại với hình thức DN là HKD cá thể. Ngoài ra, nếu đưa hộ kinh doanh vào Luật DN còn gây khó khăn, tốn kém chi phí cho các hộ kinh doanh tại vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, nhiều lo ngại, đưa cá nhân, HKD thành DN thì sẽ bị quản lý như một DN, như phải có kế toán, sổ sách, phải đóng bảo hiểm, bị thanh tra, kiểm tra. Vì thế, cơ quan thuế khó kiểm soát về tình hình thu chi, khó áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế cho các hộ này.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc đưa ra cơ chế pháp lý hợp lý để quản lý loại hình HKD, phải có cơ chế để không những giúp các HKD này hoạt động thuận lợi mà còn phải góp phần thúc đây HKD lên DN. Do đó, các quy định tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của đông đảo HKD, các nội dung và quy định đi kèm đã tạo thuận lợi nhất cho HKD.

Từ năm 2000 đến nay, công tác kế toán tại các HKD vẫn thực hiện theo chế độ kế toán HKD được ban hành từ năm 2000 dưới hình thức văn bản là Quyết định của Bộ Tài chính.

Thực tế cho thấy, trình độ quản trị kinh doanh của các HKD không cao nên công tác kế toán rất khác nhau và chưa có sự thống nhất, dẫn đến khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật thuế hiện hành (Thông tư số 40/2021/TT-BTC), cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT của HKD đối với NSNN là trên cơ sở doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ nên bản chất tương tự các DN siêu nhỏ nộp thuế thu nhập DN theo phương pháp tỷ lệ (%) trên doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Vì vậy, để giúp quá trình thúc đẩy các HKD chuyển đổi lên DN, theo tinh thần của Chính phủ là đồng hành cùng DN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 88/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho các HKD, cá nhân kinh doanh.

Do chính sách thuế quy định HKD xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT theo tỷ lệ doanh thu nên không phải mở các tài khoản kế toán hoặc lập báo cáo tài chính như DN mà chỉ làm các sổ kế toán chi tiết để theo dõi doanh thu, tiền lương, thu chi và hàng hóa dịch vụ mua vào, đó là sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; sổ chi phí sản xuất, kinh doanh; sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động; sổ quỹ tiền mặt; sổ tiền gửi ngân hàng.

Thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định rõ, HKD, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán thì được khuyến khích áp dụng.

Thông tư số 88/2021/TT-BTC ra đời thay thế cho Quyết định số 169-2000/QĐ-BTC thì HKD nên chuyển sang mô hình DN siêu nhỏ để được hưởng những chính sách dành cho DN hay vẫn giữ nguyên là HKD.

Thông tư số 88/2021 được coi là phù hợp cho các hình thức DN, để giúp các cá nhân và tổ chức đều có quyền tự do kinh doanh theo đúng pháp luật quy định. HKD và DN dù khác nhau bao nhiêu nhưng cũng phải có một tiêu chuẩn nền tảng hay một mặt bằng cơ sở hợp lý.


Tác giả: Hồng Hạnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo