A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng

Đó là một trong những định hướng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chia sẽ tại “Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) trong xu hướng hội nhập” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức trong chuỗi sự kiện Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRC) của IOSCO đang diễn ra tại Quảng Nam.

 

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TC

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, năm 2024 là một năm khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự vào cuộc quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tình hình kinh tế của Việt Nam năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý.

"Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu rất quan trọng là phát triển TTCK ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập; nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế; duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng; phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường gắn với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; tăng cường liên kết và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với TTCK các nước phát triển”, Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu.

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Việt Nam hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09%, quy mô nền kinh tế đạt trên 476 tỷ USD, xếp thứ 33 trên thế giới. Công tác tài chính - ngân sách nhà nước ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài tiếp tục được củng cố, đảm bảo.

Bộ trưởng cũng cho biết, các thị trường tài chính, thị trường vốn nói chung và TTCK nói riêng tiếp tục phục hồi, tăng trưởng, được hoạt động an toàn, minh bạch hơn. Dù chịu nhiều tác động từ tình hình chung của toàn cầu, song thị TTCK Việt Nam năm qua duy trì ổn định, an toàn, thông suốt, thanh khoản tốt và tính minh bạch, bền vững được tăng cường.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TC

Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của Việt Nam, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, tạo tiền đề cho kế hoạch phát triển cho 5 năm tiếp theo của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm (2021 - 2030), đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã đặt quyết tâm tăng trưởng GDP năm 2025 là tối thiểu từ 8% trở lên, tạo nền tảng cho tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026 – 2030.

"Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% của năm 2025, bên cạnh các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, huy động nguồn lực là vấn đề cốt lõi cho tăng trưởng của Việt Nam. Và để đạt được điều đó, Việt Nam cần nguồn vốn hơn 4 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 160 tỷ USD, đây là một con số rất lớn", Bộ trưởng Thắng cho biết.

Bên cạnh những nguồn vốn chuẩn bị từ ngân sách nhà nước, thì thị trường vốn là kênh huy động rất quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu chung của nền kinh tế, nhiệm vụ của ngành Chứng khoán, UBCKNN và TTCK Việt Nam là rất lớn. Năm 2025, chúng ta vừa phải phát triển nhanh, để thiết lập nền tảng cho giai đoạn 2026 – 2030, nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Để vượt qua những thách thức rất lớn, Bộ trưởng cho rằng, trong thời gian tới, đòi hỏi không chỉ sự quyết liệt và hiệu quả trong chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN mà còn cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ các cơ quan đối tác trong khu vực và quốc tế, các tổ chức quốc tế và sự đồng lòng chung sức của các thành viên thị trường để huy động được nguồn vốn cho phát triển kinh tế.

Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe trao đổi, thảo luận của các diễn giả, các chuyên gia tham gia vào phần thảo luận về hai chủ đề thiết thực hiện nay và cũng là thách thức đổi mới của các cơ quan quản lý chứng khoán đó là: thách thức trong quản lý tài sản số/tài sản ảo; và thúc đẩy công bố thông tin về phát triển bền vững và môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp (ESG) trên TTCK.

Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRC) của IOSCO do UBCKNN Việt Nam đăng cai tổ chức được diễn ra từ ngày 19 – 21/2 tại tỉnh Quảng Nam.

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo