Agribank đã cấp tín dụng gần 2.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội
Lãnh đạo Agribank cho biết, phía Ngân hàng đã triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ. Theo đó, Agribank đã phê duyệt cấp tín dụng 4 dự án nhà ở xã hội với tổng số tiền phê duyệt là gần 2.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại Tọa đàm "Đối thoại và Giải pháp" do báo Dân trí tổ chức sáng 17/11 diễn ra ở TP HCM, ông Nguyễn Văn Bách - Trưởng ban Chính sách tín dụng Agribank cho biết: Với tình hình kinh tế thế giới hiện tại, Chính phủ đã hết sức quyết liệt, khẩn trương cùng các bộ ngành vào cuộc cùng các định hướng, động lực tăng trưởng đặt ra.
Ngân hàng Nhà nước cũng hết sức quyết liệt trong việc trong việc điều hành và linh hoạt điều chính đưa những chính sách về tỷ giá, lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành.
Phía Agribank cũng không phải thời điểm này mà từ đầu năm đã thực hiện tuân thủ chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Đến tháng 10 vừa rồi, ngân hàng 7 lần giảm lãi suất cho vay.
Theo đó, sàn lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 1,3-4%/năm tùy từng lĩnh vực. Sàn lãi suất cho vay trung dài hạn giảm từ 0,3-1,5%/năm. Lãi suất cho vay của Agribank hiện tại thuộc nhóm thấp trên thị trường, bằng mức trước thời điểm dịch Covid-19 diễn ra. Chưa có lúc nào mà lãi suất cho vay lại thấp như lúc này. Đây không chỉ là việc Agribank mà các ngân hàng thương mại đều vào cuộc đồng hành.
Agribank - với vai trò là ngân hàng Nhà nước, quy mô tín dụng lớn nhất thị trường, dư nợ tín dụng đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng. Cùng đồng hành với chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, ngân hàng cũng giảm lãi suất trực tiếp đối với 440.000 tỷ đồng dư nợ hiện hữu với tổng số tiền lãi đã giảm khoảng 850 tỷ đồng cho 1,7 triệu khách hàng.
Agribank là ngân hàng đã triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ.
Theo đó, Agribank đã phê duyệt cấp tín dụng 4 dự án nhà ở xã hội với tổng số tiền phê duyệt là gần 2.000 tỷ đồng. Bộ Xây dựng cũng đã ủy quyền các UBND tỉnh ủy quyền và cung cấp các dự án nhà ở xã hội, các chi nhánh Agribank đang tiếp cận 12 dự án nhà ở xã hội khác với tổng số tiền cấp tín dụng dự kiến gần 12.000 tỷ đồng.
Chính phủ cũng đặt ra việc triển khai chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô 15.000 tỷ đồng. Agribank cam kết tham gia 3.000 tỷ đồng.
Đến 31/10/2023, doanh số cho vay đạt gần 2.400 tỷ đồng với hơn 1.800 khách hàng. Agribank rất tích cực tham gia chương trình này, lãi suất giảm 1-2 điểm %.
Ngân hàng tích cực triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị quyết 41 của Chính phủ. Đến ngày 31/10/2023 Agribank đã thực hiện hỗ trợ lãi suất với gần 10.000 lượt giải ngân, với doanh số cho vay đạt trên 14.000 tỷ đồng.
Về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng của Covid-19 và gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, ngân hàng cũng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng gặp khó khăn theo. Kết quả, đến 31/10/2023, Agribank đã cơ cấu nợ hơn 34.000 tỷ đồng.
Agribank luôn xác định rằng ngân hàng - khách hàng luôn đồng hành với nhau. Ngân hàng huy động về là để cho vay chứ không để đó. Ví dụ các doanh nghiệp không bán được hàng có thể không nhận đầu vào nhưng với ngân hàng thương mại không giải ngân ra được nhưng khách hàng đến gửi tiền vẫn phải nhận.
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng hạn chế nhưng nguồn đầu vào vẫn phải nhận không thể từ chối được.
Đại diện Agribank cho biết ngân hàng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất dư nợ hiện hữu, ngay từ đầu năm đã áp dụng với khách hàng bất động sản với quy mô hơn 400.000 tỷ đồng.
Từ 1/11, ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất với dư nợ hiện hữu với nhóm khách hàng gặp khó khăn được cơ cấu nợ theo Thông tư 02, dự kiến dành ngân sách ra khoảng 4.000 tỷ đồng.
Trong năm 2023, Agribank liên tục triển khai 8 chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên và tiêu dùng cá nhân với quy mô gần 200.000 tỷ đồng, mức lãi suất thấp hơn từ 2-3%/năm so với lãi suất cho vay thông thường, trong đó mức lãi suất cho vay được áp dụng thấp nhất là 3%/năm.
Đặc biệt, đối với khách hàng doanh nghiệp, Agribank triển khai 5 chương trình với quy mô 165.000 tỷ đồng.
Trong các chương trình ưu đãi của ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng tại 4 chương trình tín dụng ưu đãi với quy mô 145.000 tỷ đồng, mức lãi suất được hỗ trợ tối đa 2%. Trong đó nhóm doanh nghiệp xuất khẩu là 25.000 tỷ đồng. Nhóm vừa và nhỏ kinh doanh đa lĩnh vực cũng có 10.000 tỷ đồng, tiến độ thực hiện trên 30%.
Ngân hàng luôn đồng hành cùng khách hàng, cùng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển. Ngoài ra, ngân hàng có gói 10.000 tỷ đồng áp dụng rất ưu đãi, theo quy mô của từng khoản vay, cho các khách hàng có dự án trung và dài hạn.
Cũng tại buổi Tọa đàm, ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp HDbank chia sẻ liên quan đến tín dụng ngân hàng. Theo ông, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng không chỉ là mong mỏi của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm và nỗ lực của các ngân hàng thương mại.
Trong bối cảnh đó, HDbank đã nỗ lực thực thi các yêu cầu của cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp SMEs – nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thực hiện hồ sơ, thủ tục để các doanh nghiệp tiếp cận các gói vay ưu đãi.
Phòng thủ đối với ngân hàng sẽ là thanh khoản cho dù tăng trưởng cuối năm không tích cực. Thanh khoản chính là tài chính của doanh nghiệp. Việc thanh khoản tốt sẽ khơi thông dòng tiền trên thị trường. Điều này rất quan trọng.
Về môi trường đầu tư, ngân hàng quan tâm đén khách hàng FDI. Khách hàng đến với Việt Nam vì sự ổn định của chính trị. Trên dòng chảy, các doanh nghiệp trẻ sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ đối tác nước ngoài.
Về câu chuyện xanh, ông Phương cho biết ngân hàng định hướng phát triển xanh với đối tác quốc tế, xu hướng bền vững tương lai sẽ không thể thay đổi. "Chúng tôi đang tập trung vào các ngành nghề chính tạo động lực tăng trưởng vay cuối năm 2023", ông nói.
Về bán buôn, bán lẻ, ngân hàng kỳ vọng vào thị trường cuối năm sẽ khởi sắc hơn và sẵ sàng hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Về xuất nhập khẩu, ngân hàng nhìn về doanh nghiệp có hướng tăng trọng nhanh, có thể hỗ trợ phát triển nhanh. Nhìn về cuối năm, Việt Nam có lợi thế khi năm thị trường quan trọng như gạo cà phê. Nhiều doanh nghiệp đang tập trung vào lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản.
Với sản xuất thức ăn đồ uống, đây là ngành có không chịu ảnh hưởng nhiều đến tác động kinh tế. Chúng tôi vẫn hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành này.