A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hiệu trưởng phải khơi gợi động lực ở giáo viên

Tôi rất coi trọng chuyên môn, vì lúc nào cũng nói “chất lượng giáo dục không vượt quá chất lượng người thầy”.

 
Giờ tập viết của học sinh Tiểu học Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Hà Tĩnh. Ảnh: ITN
Giờ tập viết của học sinh Tiểu học Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Hà Tĩnh. Ảnh: ITN
 

Nên khi các bạn là hiệu trưởng hỏi tôi: Phải bắt đầu từ đâu để giúp trường phát triển? Tôi luôn nói: Bắt đầu từ chuyên môn của giáo viên.

Các hiệu trưởng nói:

- Phải đi mời được những giáo viên giỏi về trường.

- Không, đừng làm thế. Vì làm sao chúng ta mời được họ như mong muốn của chúng ta: Lương, cơ chế làm việc… Mà chẳng lẽ họ dễ mời như thế? Mà người giỏi nào có nhiều không?

Không có người giỏi thì liệu rằng trường có thể thay da đổi thịt nhờ chuyên môn không?

 

Tôi nói: Phải làm cho các giáo viên trở nên giỏi hơn, có động lực hơn, truyền cảm hứng hơn.

Tôi đã hướng dẫn một số hiệu trưởng đi dự giờ theo phong cách “nghiên cứu bài học”. Việc dự giờ này không phải để xem chuyên môn của giáo viên rồi nhận xét họ, mà là để xem việc học dưới sự hướng dẫn của giáo viên đang diễn ra thế nào để cùng giáo viên cải thiện.

Hiệu trưởng phải khơi gợi động lực ở giáo viên ảnh 1

Khi hiệu trưởng đứng ở phía trên quan sát học sinh sẽ khiến giáo viên tự tin hơn. Ảnh minh họa

Lạ thay:

 

- Khi hiệu trưởng đứng ở phía trên quan sát học sinh chứ không đứng ở phía dưới quan sát giáo viên sẽ khiến giáo viên tự tin hơn. Họ không lúng túng, cũng không diễn nữa (sau chỉ 1 - 2 giờ được dự).

- Khi hiệu trưởng mô tả cho giáo viên biết những gì mình ghi lại được về một học sinh, giáo viên và hiệu trưởng có cùng mối quan tâm rằng: Em ấy có tập trung không; em ấy có được quan tâm không; vở em ấy ghi được gì; em ấy làm việc thế nào,... Giáo viên và hiệu trưởng chỉ bàn về việc làm thế nào để cải thiện em học sinh đó, và những em học sinh khác.

- Sau những góp ý đó, giáo viên tìm đến những chỉ dẫn về phương pháp dạy học. Giáo viên để ý đến học sinh, đến sự hữu ích thực sự của những gì mình dạy, mình nói, mình làm.

Hiệu trưởng, trong một tuần đã ghi kín hơn 20 trang trong sổ, bằng những nét nguệch ngoạc để vẽ lại thật nhanh lớp học, về một học sinh. Trong một tháng, hiệu trưởng dự được 3 giáo viên như vậy. Thật kì lạ, hiệu trưởng đã thu thập được rất nhiều, đã thấy được giáo viên giỏi hơn sau mỗi giờ như thế. Giáo án được chỉnh sửa để phù hợp hơn. Khi giáo viên nghĩ về những học sinh cụ thể, tìm ra giải pháp cụ thể, có vẻ họ gần gũi, truyền cảm hứng với học sinh hơn.

Hiệu trưởng nói rằng: Cuốn sổ này là gia tài của mình, mình có nó thì trở nên giàu hơn, dùng nó để giúp giáo viên giỏi hơn. Mà chúng ta biết đấy, chỉ cần thấy mình giỏi hơn, tự tin hơn thì giáo viên sẽ thực sự có sức mạnh thay đổi thế giới.

Khi nói chuyện với học sinh, phụ huynh lớp 10 và thầy hiệu trưởng ở ngôi trường tôi từng học tập, tôi nói: Chúng ta có thể hy vọng sẽ sống tốt hơn ở một nơi nào đó, rất xa quê hương, nhưng sự thật là, chúng ta thực sự sống tốt ở đây, nơi ta thân thuộc, nơi ta tự chủ cuộc đời mình.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo