A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Suýt chết vì từng tự hào không có vết sẹo vắc xin trên vai trái

Một ngày cuối tháng 7 cách đây 2 năm, tôi là một trong những bệnh nhân trở nặng phải thở oxy liên tục 24/24h vì COVID-19. Trước đó, tôi từng tự hào vì mình không giống mấy đứa bạn. Trên vai trái của tôi không hề có vết sẹo lõm, dấu ấn vắc xin lao.

Đây là hình ảnh tôi tự selfie 2 năm trước, khi được điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Lúc này tôi đã gần được xuất viện

Đây là hình ảnh tôi tự selfie 2 năm trước, khi được điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Lúc này tôi đã gần được xuất viện

Tôi khoái chí với sự lành lặn mà không biết vì nuông chiều con mà khi xưa ba má tôi đã bỏ qua mũi chích.

Vết sẹo trên vai trái là dấu ấn để lại của mũi tiêm vắc xin BCG - một loại vắc xin lao thời trước ai cũng chích. 

Tôi nghe người lớn giải thích, sau khi tiêm chủng vắc xin này, tại vị trí tiêm sẽ nổi lên nốt đỏ, rồi sưng và áp xe. Gần chục ngày sau khi tiêm, vết loét sẽ xuất hiện và đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang chống lại mầm bệnh lao đã bất hoạt, tạo ra kháng thể.

Vết loét sẽ sớm lành và để lại dấu thẹo nhỏ khoảng 3-5mm. Tôi hồn nhiên không biết giá trị của nó cho đến khi tìm hiểu và được biết đã có khoảng vài tỉ liều vắc xin như thế được tiêm chủng cho nhiều trẻ em trên khắp thế giới. 

Nhờ đó, mỗi năm khoảng 1,5 triệu người đã được cứu sống. Vắc xin này được chứng minh rằng có giá trị giúp ngăn ngừa bệnh lao, bệnh phong và một số bệnh nhiễm trùng qua đường hô hấp, đường máu…

Tôi không có vết sẹo trên vai trái - chỉ dấu của tiêm chủng vắc xin - rõ ràng là đã bỏ qua cơ hội sở hữu chiếc khiên chống đỡ đáng giá. Và tôi đã trả giá, suýt chút nữa là bằng chính sinh mệnh của mình.

Cuối tháng 7-2021, tôi kẹt lại giữa Sài Gòn trong lúc cả nước oằn mình cùng chống dịch COVID-19. Tôi vội vàng tập sống khỏe, sống xanh và tăng cường các loại vitamin khẩn cấp. Nhưng dường như thể chất bên trong vốn dĩ đã không được khỏe nên tôi dễ dàng dính bệnh vặt, cảm cúm liên miên. Và tôi mắc COVID-19, phải nhập viện cấp cứu.

Thời gian ở bệnh viện, tôi thấy mình là trường hợp trị bệnh khiến nhiều thầy thuốc mất nhiều thời gian nhất. 

Phải gần 3 tuần lễ tôi mới "cai" được oxy (không còn thở oxy bằng mặt nạ), rời khỏi bệnh viện. Trong khi đó, các bệnh nhân khác cùng phòng tôi có quãng thời gian điều trị ngắn hơn và họ nhanh chóng hồi phục. Sức khỏe tôi bị ảnh hưởng nhiều hơn, phổi tôi bị vi rút tấn công làm thương tổn khó lành hơn.

Sau này khi tìm hiểu tôi phát hiện một thông tin khiến mình đáng lưu tâm. Đó là nhiều nhà khoa học trên thế giới ghi nhận rằng các quốc gia có tỉ lệ tiêm phòng vắc xin BCG cao thì dịch bệnh ít tấn công hơn hoặc tỉ lệ nhiễm COVID-19 và tử vong cũng thấp hơn. 

Mặc dù chưa thấy tài liệu nào ghi nhận loại vắc xin này giúp đẩy lùi COVID-19 nhưng ít nhất tôi đã thấy những ai có tiêm và sở hữu vết sẹo trên vai trái, có đời sống và sức khỏe tốt hơn là tôi.

Hiện nay, việc tiêm các loại vắc xin cũng đơn giản và dễ dàng hơn nhiều so với ngày xưa. Có rất nhiều loại vắc xin hữu hiệu mà bất kỳ lúc nào phụ huynh cũng có thể đưa con, đưa người thân hoặc tự mình đi tiêm. 

Từ loại vắc xin 1 mũi tiêm ngừa 6 loại bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ) đến các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng các bệnh do vi rút HPV nguy hiểm, vắc xin ngừa bệnh viêm gan B, vắc xin ngừa bệnh viêm não Nhật Bản… 

Đặc biệt, khoa học và công nghệ tiên tiến đã giúp cho nhiều hãng chế tạo ra vắc xin khắc phục được tình trạng để lại sẹo hay gây đau sau tiêm.

Từ trải nghiệm cá nhân, tôi hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp cho tất cả chúng ta nhìn lại và cân nhắc, cũng như mạnh dạn tăng cường tiêm ngừa vắc xin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và những người thân yêu trong gia đình. 

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 6 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Đơn vị đồng hành nhận thấy có nhiều bạn đọc quan tâm đến cuộc thi, đặc biệt là cán bộ nhân viên của VNVC và báo Tuổi Trẻ đã hưởng ứng tham gia tích cực.

Đơn vị đồng hành quyết định trao tặng 2 phần quà nhằm khích lệ tinh thần tham dự của các cán bộ nhân viên tham gia tích cực hưởng ứng cuộc thi viết, trong đó có 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của VNVC và 1 phần quà dành cho cán bộ nhân viên của báo Tuổi Trẻ.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.

Suýt chết vì từng tự hào không có vết sẹo trên vai trái - Ảnh 3.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo