A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Cần Thơ tìm được nguồn thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Ngày 4-7, bác sĩ Ông Huy Thanh - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết bệnh viện đã tìm được nguồn cung cấp thuốc Immunoglobulin điều trị bệnh tay chân miệng nặng.

Bệnh nhi tay chân miệng nặng điều trị tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - Ảnh: T. LŨY

Bệnh nhi tay chân miệng nặng điều trị tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - Ảnh: T. LŨY

Trước đó tình hình nguồn cung cấp Immunoglobulin tại nhiều tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ gặp khó, do không tìm được đơn vị cung cấp từ nước ngoài trong khi số ca bệnh tay chân miệng nặng tăng cao.

Hiện tại, tình hình bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, số ca nhập viện điều trị tại khoa nhiễm - thần kinh lên đến 119 ca, 15 trẻ bệnh tay chân miệng nặng đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực.

Theo bác sĩ Ông Huy Thanh, do là bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối của vùng, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ là nơi tiếp nhận bệnh nhi mắc tay chân miệng mức độ nặng đến từ các địa phương khác, nên số ca nặng khá nhiều, trong đó đã có 2 trẻ diễn biến nặng dẫn đến tử vong.

“Từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị trên 3.000 ca mắc tay chân miệng khám và điều trị. Số ca khám, nhập viện tăng liên tục khiến khu vực điều trị bệnh nhi tay chân miệng liên tục quá tải, gây khó khăn cho nhân viên y tế trong việc thăm khám và chăm sóc bệnh nhi”, bác sĩ Thanh nói.

Tại Đồng Tháp, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đến nay ghi nhận 42 ổ dịch tay chân miệng, có 1.031 ca, trong đó chủ yếu là ở trẻ từ 3 tuổi trở xuống, 1 trường hợp tử vong.

Bệnh bắt đầu tăng nhanh từ cuối tháng 5 đến nay, cao hơn so với trung bình 3 năm từ 2018 - 2020.

Trong đó ghi nhận 655 ca mắc ở phân độ 1; 347 ca phân độ 2; phân độ lâm sàng nặng 2b là 17 ca, phân độ 3,4 là 12 ca. Theo đánh giá, số ca mắc phân độ nặng (2b, 3 và 4) tăng cao rất nhiều so với các tuần trước đó,

Ngành y tế cảnh báo các gia đình cần hết sức cảnh giác khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh, theo dõi sát nếu có 3 dấu hiệu sau cần đến bệnh viện ngay: sốt cao (trên 38,50C) không đáp ứng với thuốc hạ sốt và kéo dài hơn 48 giờ.

Trẻ giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh, cần chú ý để phát hiện triệu chứng này ở trẻ ngay cả khi trẻ đang chơi và quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Trẻ quấy khóc dai dẳng, cứ ngủ khoảng 15 - 20 phút lại dậy quấy khóc rồi ngủ tiếp. Dấu hiệu này báo hiệu tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo