A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

'Sống chung' với chứng giảm trí nhớ

"Buổi sáng nọ, khi tôi đang quét sân thì có một bác lại gần hỏi tôi có biết bác ấy là ai không và nhà bác ấy ở đâu không, nếu biết thì giúp đưa bác ấy... về nhà".

Sống chung với chứng giảm trí nhớ - Ảnh 1.

Người lớn tuổi có thể đọc sách, chơi nhạc để giữ trí nhớ - Ảnh: T.T.D.

Đó là chia sẻ của TS.BS Nông Thị Tiến tại Câu lạc bộ người cao tuổi SE (TP.HCM) về những biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ.

Quá trình tự nhiên

Chứng suy giảm trí nhớ hay quên những địa điểm quen thuộc, thậm chí quên đường về nhà; gặp khó khăn trong các hoạt động hằng ngày: nấu ăn, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân...; gặp khó khăn trong giao tiếp: quên từ, lặp lại điều vừa nói, nói những điều vô nghĩa; thay đổi tâm trạng thất thường, hay nghi ngờ, nhầm lẫn ngày và đêm...

Theo TS Tiến, ngoại trừ tổn thương não hay bệnh Alzheimer, suy giảm trí nhớ không phải là bệnh mà là quá trình tự nhiên và diễn ra nhanh hay chậm tùy người.

Quá trình này thường bắt đầu ở độ tuổi trưởng thành (khoảng 25) và diễn ra nhanh ở người cao tuổi. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ là do các tế bào thần kinh chết đi mà không được tái tạo. 

Ngoài ra, do người cao tuổi thường mắc một số bệnh như huyết áp, đái tháo đường... và việc lạm dụng thuốc ngủ hoặc chất kích thích (bia, rượu...) cũng góp phần làm cho tình trạng suy giảm trí nhớ trầm trọng hơn.

Bí quyết kéo giảm tốc độ suy giảm trí nhớ

Người cao tuổi cần biết cách "sống chung" với nó như sau:

* Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và giảm tình trạng lão hóa chung.

Cụ thể, chọn các loại thực phẩm giàu choline, vitamin A-B-C-D-E, Omega-3 và các khoáng chất cần thiết. Nên ăn nhiều bữa trong ngày, chia đều khoảng cách các bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ.

* Uống nước: Cần uống 1,5 - 2 lít nước/ngày và tăng giảm tùy nhu cầu, cân nặng, thời tiết, bệnh lý...

Nên uống nước nhiều lần trong ngày, uống từng ngụm để nước có thời gian thấm qua thành tiêu hóa vào mạch máu; hạn chế dùng chất kích thích và nước có gas.

* Giấc ngủ: Do sự lão hóa tự nhiên, suy giảm các chức năng ở hệ thần kinh và mắc một số bệnh nên người cao tuổi thường khó ngủ, ngủ ít, mất ngủ... làm trầm trọng hơn chứng suy giảm trí nhớ. Cần có trạng thái tâm lý tốt và học một số kỹ thuật thư giãn tâm trí để dễ đi vào giấc ngủ.

* Chăm sóc sức khỏe thể chất: Cần theo dõi và khám sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh liên quan.

* Thái độ sống: Cần góp phần tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái trong gia đình, suy nghĩ và thực hành những điều tích cực.

Đặc biệt, theo TS Tiến, trí nhớ ở người cao tuổi có liên quan rất nhiều đến việc học tập và người học tập liên tục thì ít giảm trí nhớ hơn.

Có thể lựa chọn tham gia các hoạt động rèn luyện não bộ phù hợp với bản thân như đọc sách báo, chơi các trò tư duy như cờ vua cờ tướng, học hát, học thêm nhạc cụ mới, học ngoại ngữ, thiền định...

Song song đó, cần xen kẽ các hoạt động khác như tập thể dục phù hợp, lao động nhẹ nhàng (chăm rau, tưới cây, hái quả, lau dọn nhà cửa...), tham gia hoạt động cộng đồng. Với người từng hoạt động trong lĩnh vực nào thì có thể "ôn lại" chuyên môn cũ...


Tác giả: HUỲNH THANH BÌNH
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo