A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nỗ lực đảo ngược xu hướng suy thoái đa dạng sinh học

Năm 2024, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo hướng xác định rõ đối tượng quản lý, kết hợp phương thức quản lý tổng hợp và quản lý trực tiếp. Cục tham mưu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng và triển khai Chương trình điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn trên phạm vi cả nước…

Cùng với triển khai Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal tại Việt Nam, Cục sẽ chủ động tham gia và thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết; đồng thời, xây dựng trình Bộ xem xét, phê duyệt Đề án thiết lập đối tác về đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái; mạng lưới khu Ramsar, Khu dự trữ sinh quyển thế giới…; đề xuất tổ chức đánh giá 15 năm thực hiện Luật Đa dạng sinh học năm 2008, tạo tiền đề cho việc đề xuất, sửa đổi Luật theo hướng bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước phù hợp với thực tiễn, bối cảnh trong nước và quốc tế.

Theo Phó Cục trưởng Hoàng Thị Thanh Nhàn, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học đang được quan tâm trên quy mô toàn cầu, đặc biệt sau khi Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc (COP15) năm 2022 thông qua Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu, nhằm thúc đẩy các quốc gia trên thế giới cùng nỗ lực đảo ngược xu hướng suy thoái đa dạng sinh học. Việt Nam có lợi thế giá trị đa dạng sinh học cao. Công tác bảo tồn ngày càng nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có sự giao thoa với nhiều lĩnh vực khác. Do đó, Cục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để nắm rõ thực trạng, tham mưu cho lãnh đạo Bộ gắn bảo tồn với phát triển kinh tế - xã hội, từ bảo tồn để làm lợi cho người dân, cho địa phương.

Năm 2023 là năm đầu tiên Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học đi vào hoạt động với vị trí là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khắc phục khó khăn, Cục đã hoàn thành công tác xây dựng văn bản được giao, trọng tâm là Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình Bộ trưởng ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu môi trường; triển khai xây dựng Đề án tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại các khu di sản thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ.

Cục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ chức giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành về chấp hành pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo kế hoạch được giao; tổ chức thực hiện các cam kết, nghĩa vụ về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của đầu mối các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tham khảo kinh nghiệm, huy động nguồn lực và sự phối hợp, hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong nước…/.


Hoàng Vân


Tác giả: Nguyễn Hoàng Vân
Nguồn:TTXVN Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo