Shipper đọc đúng thông tin đơn hàng, người mua chuyển khoản xong 30 triệu đồng mới biết bị lừa, cửa hàng và sàn TMĐT không chịu trách nhiệm, trò lừa đảo tinh vi
Khi shipper đưa một gói hàng khớp chính xác với tên, địa chỉ và số điện thoại di động, mọi người có bao giờ nghĩ đó là trò lừa đảo không?
Cô Liu đến từ Nam Kinh, Trung Quốc đã gọi công an và khai báo rằng, cô nhận được cuộc gọi từ shipper rằng đang giao một món hàng là một chiếc đèn trị giá khoảng 9.000 NDT (tương đương khoảng 30 triệu đồng).
Shipper đã đọc đúng tên, địa chỉ và số điện thoại của cô nên cô không nghi ngờ gì, chuyển khoản cho shipper tiền và nhờ người lấy hàng, khi người được nhờ lấy hàng gọi điện lại cho shipper thì hoàn toàn không được. Cô đã ngay lập tức kiểm tra lại món hàng trên sàn TMĐT, món hàng của cô chưa hề cập nhật trạng thái đơn hàng đang được giao.
Lúc này, cô Liu mới tá hóa phát hiện mình bị lừa, điều đáng ngờ rằng tại sao tên lừa đảo lại biết rất rõ thông tin đơn hàng của cô. Cô đã lập tức liên hệ với cửa hàng và sàn TMĐT, tuy nhiên vì trạng thái đơn hàng trên sàn TMĐT vẫn đang được cập nhật đúng nên sàn TMĐT và của hàng không hề liên quan.
Thực tế, cô Liu và nhiều người có thói quen mua sắm online, họ thường xuyên lướt web và các sàn TMĐT để mua sắm. Việc lướt web và vô tình truy cập vào trang web độc sẽ khiến mã độc xâm nhập vào điện thoại và lấy đi được những thông tin quan trọng.
Hiện nay, những loại lừa đảo xuất hiện thường lợi dụng lòng tin của mọi người vào các công ty chuyển phát nhanh và trở thành nguyên nhân chính khiến nhiều người trở thành nạn nhân.
Những kẻ lừa đảo mạo danh các công ty chuyển phát nhanh và gửi tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi điện thoại giả mạo, cho rằng có một gói hàng yêu cầu xác nhận hoặc thanh toán để lấy thông tin cá nhân hoặc tài sản của nạn nhân. Vì mọi người thường tin tưởng các công ty chuyển phát nhanh nên phương pháp này có vẻ tinh vi và dễ thực hiện hành vi lừa đảo hơn.
Loại lừa đảo mới này đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và gây tâm lý hoang mang cho nạn nhân. Nạn nhân thường tiết lộ thông tin ngân hàng cá nhân hoặc trả phí sai mà không suy nghĩ vì tin rằng bên kia là nhân viên công ty chuyển phát nhanh thực sự, dẫn đến mất cắp hoặc chuyển tiền.
Loại lừa đảo này không chỉ gây thiệt hại ở mức độ tài sản mà còn gây tổn hại đến lòng tin và tinh thần của nạn nhân. Sự phổ biến của loại lừa đảo mới này cho thấy sự phát triển liên tục của các kỹ thuật lừa đảo trực tuyến.
Thực tế, giao dịch giữa nạn nhân và người vận chuyển hàng hoá chủ yếu là giao dịch tự phát, nhiều trường hợp thuê dựa trên giới thiệu, quen biết mà không nắm rõ nhân thân. Một số trường hợp khác thuê từ trên mạng hoặc thông qua doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhưng sau đó lại thỏa thuận riêng với shipper.
Chính vì vậy, khi xảy ra chuyện rất khó để xử lý. Do đó, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ giao hàng cần cẩn thận về nhân thân, kiểm tra món hàng và xác nhận thông tin rõ ràng trước khi nhận, đồng thời nên nhận hàng trực tiếp, tránh trường hợp "nhận từ xa" dễ bị rơi vào bẫy kẻ lừa đảo.
Khi xử lý đơn hàng, hãy đảm bảo có quy trình xác minh đầy đủ, đảm bảo minh bạch về giá trị sản phẩm cũng như cách thức giao nhận, nhất là với các đơn giá trị lớn, cần yêu cầu đặt cọc. Đồng thời, ngay cả khi biết mình gặp kẻ lừa đảo, hãy bình tĩnh liên hệ cơ quan chức năng để hợp tác điều tra và có hướng xử lý tốt nhất.
Đặc biệt, ý thức phòng ngừa và cảnh giác của nạn nhân khi xử lý các tình huống tương tự là đặc biệt quan trọng. Các công ty chuyển phát nhanh và các cá nhân đều cần phải hợp tác để tăng cường nhận thức về bảo mật thông tin và các biện pháp phòng ngừa nhằm đối phó với những hành vi lừa đảo mới nổi này và bảo vệ an toàn thông tin cá nhân cũng như lợi ích tài sản.