A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hơn 47% doanh nghiệp châu Âu tin tưởng sự cải thiện kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý IV

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) Quý III. Báo cáo phản ánh tín hiệu tích cực trong tâm lý kinh doanh dù vẫn còn những thách thức kinh tế do hậu quả của bão Yagi và những rào cản trong vận hành doanh nghiệp. Chỉ số BCI đã tăng đáng kể, từ 45,1 trong quý III/2023 lên 52 trong quý III năm nay, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trong một năm đầy biến động trước các yếu tố ngoại cảnh.

Chỉ số niềm tin kinh doanh trong quý III/2024. Ảnh: EuroCham

‏Báo cáo phân tích, siêu bão Yagi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng và nông nghiệp tại miền Bắc Việt Nam. Chính phủ dự báo GDP giảm 0,15% trong năm nay, với tổng thiệt hại ước tính lên tới 1,63 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát doanh nghiệp gần đây nhất của EuroCham, được thực hiện từ ngày 12 đến 25/9, sau khi cơn bão xảy ra, gần một nửa (47,4%) tin rằng tình hình kinh tế vĩ mô sẽ có sự cải thiện trong quý tới. Thêm vào đó, triển vọng dài hạn vẫn ở mức cao, với 69,3% kỳ vọng về môi trường kinh doanh thuận lợi trong vòng năm năm tới.

‏BCI thu thập phản hồi từ mạng lưới gồm 1.400 thành viên của EuroCham Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khảo sát này cung cấp những hiểu biết có giá trị về bối cảnh kinh doanh hiện tại ở Việt Nam và đưa ra cái nhìn về những kỳ vọng trong tương lai.‏‏

Ảnh: EuroCham. Việt hoá: Mai Trang

‏‏Góc nhìn tích cực này càng được củng cố với 67% doanh nghiệp châu Âu khuyến nghị Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn mặc dù vẫn còn một số thách thức nhất định.‏

‏“Bất chấp những căng thẳng kinh tế gần đây do bão Yagi gây ra, sự kiên cường và thích ứng của cả nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại đây được thể hiện rõ qua khảo sát. Kết quả này không chỉ là những con số; chúng tô điểm một bức tranh toàn cảnh nêu bật sự phát triển của Việt Nam như một trung tâm kinh doanh chiến lược," ‏‏ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham, cho biết.‏

Khó khăn trong việc xin giấy phép là 1 trong 3 trở ngại lớn nhất ‏‏trong hoạt động của các DN châu Âu‏

‏Tương tự các quý trước, khảo sát cho thấy ba trở ngại lớn nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu là gánh nặng hành chínhquy định chưa rõ ràng và khó khăn trong việc xin giấy phép.

‏Theo thống kê từ khảo sát, 66% doanh nghiệp hiện đang sử dụng từ 1% đến 9% nhân viên là người nước ngoài, trong khi 6% doanh nghiệp có trên 20% nhân sự là người nước ngoài. Mặc dù các doanh nghiệp thể hiện mong muốn khai thác tối đa tiềm năng từ nguồn lao động trong nước và quốc tế, họ vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc tuyển dụng lao động Việt Nam, bao gồm: thiếu hụt các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, tỷ lệ nghỉ việc cao, và hạn chế trong việc cung cấp nguồn lực đào tạo.

Đối với các chuyên gia nước ngoài, những thách thức chủ yếu đến từ quy trình xin visa và giấy phép lao động phức tạp, quy định lao động nghiêm ngặt và chi phí liên quan cao, kèm theo khó khăn trong việc xin các giấy tờ và phê duyệt cần thiết.

 Ảnh: EuroCham. Việt hoá: Mai Trang

‏‏Đặc biệt, vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi có tới 1/3 số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đã trải qua những trải nghiệm không tích cực với hệ thống visa tại Việt Nam, khiến nhiều chuyên gia quốc tế quan ngại trong việc gia nhập thị trường lao động Việt Nam. ‏

‏Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng ghi nhận những khó khăn liên quan đến các quy trình thuế và việc tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy.‏

‏Chuyển đổi xanh và Chuyển đổi số trở thành trọng tâm‏

‏Sau khi Nghị định mới về cơ chế Thỏa thuận Mua Bán Điện Trực Tiếp (DPPA) được ban hành vào tháng 7 năm nay, gần 30% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự đoán sẽ được hưởng lợi từ các dự án năng lượng tái tạo, điều này củng cố cam kết của Việt Nam đối với quá trình chuyển đổi xanh. Đáng chú ý, một phần tư số nhà cung cấp dịch vụ và các công ty có quy mô từ 100 nhân viên trở lên dự báo sẽ hưởng lợi ở mức độ vừa phải hoặc đáng kể từ cơ chế này. Dù gần một nửa (47,4%) các doanh nghiệp tự tin rằng họ có thể hoàn toàn chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2050, vẫn tồn tại những khoảng trống trong việc hiểu và triển khai các chính sách liên quan.

  Ảnh: EuroCham. Việt hoá: Mai Trang

‏“‏‏GEFE 2024‏‏ sẽ là một nền tảng kịp thời để giải quyết những khoảng trống này,” ‏‏ông Jaspaert đánh giá và nói thêm: ‏‏“Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo cấp cao và chuyên gia quốc tế sẽ thảo luận về các chủ đề như chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi số, không chỉ về hạ tầng kỹ thuật mà còn về việc thúc đẩy lãnh đạo xanh và xây dựng hệ sinh thái bền vững cho nhiều ngành công nghiệp.”‏

‏Chuyển đổi số cũng được xác định là một lĩnh vực cần cải thiện, đặc biệt trong việc giảm bớt khó khăn về nguồn nhân lực và tinh giản các thủ tục hành chính. Khảo sát BCI đã tiết lộ tỷ lệ áp dụng AI/ML (trí tuệ nhân tạo/học máy) ở mức trung bình, với 46,1% doanh nghiệp cho biết đã tích hợp công nghệ này vào hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết các dự án triển khai vẫn đang ở giai đoạn đầu, cho thấy tiềm năng lớn trong việc đầu tư vào các dự án số hóa.‏

‏“Dù khảo sát cho thấy có sự cải thiện tổng thể, nhưng những thách thức được nêu ra – đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển đổi số – nhấn mạnh nhu cầu cần có những nỗ lực chung để nâng cao các lĩnh vực này‏‏”.‏‏ “Việc áp dụng công nghệ sẽ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tinh giản quy trình và thích ứng với các tiêu chuẩn bền vững trong tương lai”, ‏‏ông Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab, chia sẻ.‏

‏Xu hướng trong kế hoạch công tác và mở rộng kinh doanh‏

‏Bên cạnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, các doanh nghiệp đang điều chỉnh chiến lược công tác của mình để ứng phó với giá vé máy bay ngày càng tăng. Hơn 40% người tham gia khảo sát cho biết họ đã trở nên chọn lọc hơn trong việc lập kế hoạch công tác hoặc sử dụng các phương tiện di chuyển thay thế do chi phí đi lại cao, trong khi một số doanh nghiệp đã cắt giảm hoặc thậm chí hủy bỏ hoàn toàn các chuyến công tác.‏

‏Dù phải đối mặt với những trở ngại, các kế hoạch mở rộng kinh doanh vẫn đầy tiềm năng, với gần 80% doanh nghiệp cho biết họ đã có từ 1 đến 3 văn phòng hoặc cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Trong số các doanh nghiệp chia sẻ kế hoạch mở rộng, hơn một nửa dự định mở rộng hoạt động, với nhiều kế hoạch phát triển các cơ sở sản xuất mới ở miền Bắc hoặc mở thêm văn phòng tại các thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo