A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Doanh nghiệp năm ấy chi gần nghìn tỷ mua HAGL Agrico "cứu" bầu Đức nay báo âm vốn nghìn tỷ

Vào năm 2016, thị trường tài chính Việt Nam xôn xao về một thương vụ kỳ lạ tại CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã chứng khoán HNG) – khi đó ông Đoàn Nguyên Đức giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.


Doanh nghiệp năm ấy chi gần nghìn tỷ mua HAGL Agrico

Cụ thể, tháng 2/2016, HNG phát hành riêng lẻ 59 triệu cổ phần với giá bình quân 28.000 đồng/cp cho 2 nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh trong khi thị giá trên sàn chỉ 8.000 – 9.000 đồng/cp.

An Thịnh và Cường Thịnh - 2 doanh nghiệp cùng có vốn điều lệ 30 tỷ đồng - đã bỏ ra 1.650 tỷ đồng để mua số cổ phần trên, “lỗ” ngay 1.100 tỷ đồng nếu so với giá thị trường. An Thịnh mua 31,5 triệu cổ phiếu (882 tỷ) và Cường Thịnh mua 27,5 triệu cổ phiếu (770 tỷ).

Nhưng ngay sau đó, vào tháng 3/2016, HNG đã dùng 1.650 tỷ đồng để mua lại 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương từ chính An Thịnh và Cường Thịnh. Theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ mà HNG công bố ban đầu, mục đích của đợt chào bán nhằm bổ sung nguồn vốn cho các dự án của HNG.

Tiếp tục, giai đoạn tháng 4 - 6/2016, toàn bộ 50 triệu cổ phiếu HNG đã được An Thịnh và Cường Thịnh đem thế chấp làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại VPBank.

Đây là giai đoạn Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức đối mặt với áp lực trả nợ vô cùng lớn. Tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của HAGL lên đến 32.900 tỷ đồng, trong đó có sự góp mặt của gần chục ngân hàng thông qua vay nợ trực tiếp hoặc mua trái phiếu.

Ba chủ nợ lớn nhất khi ấy của HAGL gồm: BIDV với hơn 10.000 tỷ đồng, Eximbank với gần 4.000 tỷ đồng và VPBank với 2.800 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước và các NHTM cho HAGL vay đã phải họp để tìm phương án.

Đến năm 2018, sau bức thư cầu cứu của bầu Đức, tập đoàn Thaco của ông Trần Bá Dương đã rót tỷ đô mua lại HAGL Agrico và vẫn đang trên con đường khó khăn để khôi phục doanh nghiệp này.

Năm 2022, thông tin về An Thịnh xuất hiện nổi bật trở lại khi phát hành thành công 650 tỷ đồng trái phiếu vào tháng 2. Vài tuần sau, ngày 21/2/2022, Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh cũng huy động thành công 545 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Các lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 2 năm.

Mới đây, theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh công bố tình hình tài chính năm 2022 với số lỗ sau thuế là 341,5 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đã âm gần 1.238 tỷ đồng. Năm trước đó, công ty này lỗ 129 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 896 tỷ đồng.

Như vậy, nợ phải trả của An Thịnh tính đến cuối năm 2022 là 1.571 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu là 650 tỷ đồng.Doanh nghiệp năm ấy chi gần nghìn tỷ mua HAGL Agrico "cứu" bầu Đức nay báo âm vốn nghìn tỷ - Ảnh 1.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo