A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Vì sao giáo viên Pháp đồng loạt bỏ nghề?

Trước tình trạng lương thấp, sĩ số lớp học đông và nhu cầu đổi mới giáo dục ngày càng tăng, giáo viên Pháp đồng loạt bỏ việc với số lượng kỷ lục.

Các lớp học tại Pháp thường rơi vào tình trạng quá tải.
Các lớp học tại Pháp thường rơi vào tình trạng quá tải.
 

Tình trạng trên ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ thống giáo dục.

Thời gian qua, giáo viên Pháp liên tục phải đối mặt với tình trạng lớp học quá tải, khối lượng công việc lớn và mức lương thấp trong khi các trường thiếu ngân sách và sự hỗ trợ.

Là người gánh chịu phần lớn những thách thức, khó khăn trong giáo dục nhưng giáo viên không nhận được sự công nhận xứng đáng. Khi khả năng chịu đựng đạt đến giới hạn, giáo viên đồng loạt nghỉ việc.

Trong 10 năm, từ 2012 - 2022, số lượng đơn từ chức của giáo viên Pháp đã tăng tới 4 lần. Theo số liệu do Bộ Giáo dục Pháp công bố vào tháng 7 vừa qua, hệ thống giáo dục nước này thiếu hơn 3,1 nghìn giáo viên cho năm học mới, tương đương thiếu đi 15 nghìn giờ giảng dạy. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục và trình độ học tập của học sinh.

 

Sau khi nghỉ việc, giáo viên sẽ mất tư cách là công chức tại Pháp, nghĩa là họ không thể quay lại làm giáo viên có thời hạn hoặc bất kỳ công việc chính phủ nào khác trong sáu năm. Nhưng, đây là phương án cuối cùng họ có thể lựa chọn dưới áp lực của hệ thống giáo dục.

Do thiếu hụt giáo viên trầm trọng, Bộ Giáo dục Pháp đã đưa ra những phương án tạm thời nhằm lấp đầy số lượng giáo viên. Từ 2022, chính phủ nước này cho phép các trường công lập thuê giáo viên hợp đồng.

Trái ngược với giáo viên công chức phải tham gia các kì thi khắt khe do nhà nước tổ chức, giáo viên hợp đồng không có kinh nghiệm giảng dạy, được đào tạo rất ít hoặc không được đào tạo.

Phản đối chính sách trên, các phụ huynh nhận định đây là phương án “đầy rủi ro” và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giáo dục mà học sinh nhận được. Áp lực trong công việc cũng khiến các giáo viên khó có thể quan sát và chăm sóc học sinh ở phương diện sức khỏe tinh thần.

 

Về phía giáo viên hợp đồng, họ cũng gặp những khó khăn riêng khi đứng lớp.

Bỏ việc thiết kế đồ họa, anh Paul bắt đầu làm giáo viên hợp đồng từ năm 2022. Anh cho biết: “Tôi chưa từng được đào tạo để làm giáo viên. Tất cả những gì tôi cần làm là nộp bằng Thạc sĩ thiết kế, hồ sơ pháp lý trong sạch, không cần phỏng vấn hay làm bài thi. Chỉ một tuần sau, tôi được đứng lớp”.

Theo thầy giáo này, các giáo viên hợp đồng thường không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ thiết thực nào từ nhà trường. Ban giám hiệu có thể tăng khối lượng công việc cho giáo viên, thay đổi hình thức kiểm tra mà không giải thích và báo trước. Họ cũng không hỗ trợ, bảo vệ giáo viên hợp đồng khi phụ huynh chất vấn.

Paul chia sẻ thêm: “Tuy học sinh đều mong muốn được giáo viên giúp đỡ để lấy bằng tốt nghiệp. Nhưng khi chúng tôi kêu gọi sự giúp đỡ từ nhà trường về cách giảng dạy, các chính sách, họ bỏ mặc và ngó lơ giáo viên”.

Thầy Rémi Boyer đã dạy lịch sử và địa lí tại các trường công lập của Pháp trong 21 năm nhưng quyết định nghỉ hưu sớm vì công việc “trở nên quá khó khăn”. Ông chấp nhận từ bỏ một phần lương hưu để bảo vệ sức khỏe và tránh đối mặt với môi trường làm việc căng thẳng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo