A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

NASA chỉ cách xem 'xe ông già Noel ISS' lướt qua bầu trời đêm Giáng sinh

Đêm Giáng sinh, khi mọi người thả hồn bay bổng cùng trẻ nhỏ nhìn lên bầu trời tìm cỗ xe huyền thoại của ông già Tuyết, cũng có một chuyến bay "đời thật" của các nhà khoa học trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong bầu trời đêm.

NASA chỉ cách xem xe ông già Noel ISS lướt qua bầu trời đêm Giáng sinh - Ảnh 1.

Giáng sinh năm nay mọi người lại có cơ hội xem "xe trượt tuyết của ông già Noel" lướt qua bầu trời - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Có thể nói các nhà khoa học đang miệt mài ngày đêm nghiên cứu không gian vũ trụ trên trạm ISS chính là "những ông già Noel" mang kiến thức mới về cho nhân loại. Năm nay, chúng ta lại có cơ hội "trông thấy" ISS bay vút qua bầu trời vào cả ngày và đêm Giáng sinh.

Chuyến bay của ISS di chuyển với tốc độ 28.160km/h, quay quanh Trái đất 16 lần/ngày, tức cứ sau 90 phút/lần.

Tuy nhiên, mỗi quỹ đạo của vệ tinh này lại bao phủ một phần khác nhau của Trái đất, vì vậy không phải ai cũng đủ may mắn để nhìn thấy "ông già Noel ISS" và các nhà du hành vũ trụ khi họ lướt qua.

Ở hầu hết Bắc Bán Cầu và một phần của Nam Bán Cầu, có thể nhìn thấy "chuyến xe của ông già Noel ISS" phóng qua từ khoảng 6h sáng trở đi vào ngày 24-12, và sau đó là 5 giờ sáng ngày 25-12.

Tất nhiên, những thời điểm đó sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn trên hành tinh.

Theo trang tin khoa học IFLScience, bạn có thể mở công cụ "Spot the Station" của NASA theo link sau để theo dõi các chuyến bay: https://spotthestation.nasa.gov/. Chỉ cần nhập vị trí của bạn, công cụ sẽ cung cấp tất cả cơ hội xem các chuyến bay của ISS từ nay đến ngày 31-12.

Ví dụ: ở thành phố New York (Mỹ), bạn sẽ có thể nhìn thấy vệ tinh bay trên đầu lúc 6h02 sáng (giờ địa phương) vào đêm Giáng sinh và 5h16 sáng ngày Giáng sinh.

Ở thủ đô London (Anh), bạn sẽ có hai cơ hội để phát hiện "chuyến xe ông già Noel ISS", một lần lúc 4h50 sáng (giờ địa phương) ngày 24-12, và lần nữa lúc 6h23 sáng 25-12.

"Chuyến bay" đặc biệt này sẽ chỉ hiển thị mỗi lần 1-5 phút, vì vậy hãy nhanh chóng "chớp" lấy cơ hội để chiêm ngưỡng nó.

Bầu trời càng tối, bạn càng nhìn thấy ISS rõ hơn. Độ sáng của vệ tinh có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí, độ cao và lượng ánh sáng mặt trời phản chiếu, vì ISS không có ánh sáng riêng. Đó là lý do tại sao các vệ tinh được nhìn thấy rõ nhất ngay sau khi Mặt trời lặn hoặc trước khi Mặt trời mọc.

Một số mẹo giúp bạn phân biệt con tàu ISS: Nó sẽ xuất hiện trên bầu trời đi từ Tây sang Đông, rất nhanh và sẽ xuất hiện dưới dạng ánh sáng sáng liên tục - không nhấp nháy hoặc lấp lánh.

Đừng quên vẫy tay với các phi hành gia và các nhà du hành vũ trụ trên tàu, khi họ bay qua độ cao 408km phía trên Trái đất. "Ông già Noel ISS" đặc biệt này có lẽ sẽ quá bận rộn để vẫy lại, vì ông ấy có rất nhiều việc phải làm trong một đêm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo