A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Những câu lạc bộ kín của giới siêu giàu ở New York

New York, Mỹ vốn là thành phố của những cánh cửa được bảo vệ nghiêm ngặt, từ câu lạc bộ đến những nhà hàng, những cánh cổng khó vào của các trường tư thục.

 

New York, Mỹ vốn thành phố của những cánh cửa được bảo vệ nghiêm ngặt, từ câu lạc bộ đến những nhà hàng, những cánh cổng khó vào của các trường thục.
 
Nhưng cánh cửa khó khăn hơn được cho thuộc về các câu lạc bộ nhân của thành phố - “pháo đài” của giới thượng lưu từ những năm đầu của tầng lớp quý tộc Mỹ. Để tham gia những câu lạc bộ này thể mất đến hàng trăm nghìn USD, nhưng tiền cũng chưa chắc đã được vào cửa, còn nhiều yếu tố khác như dòng dõi, di sản địa vị hội.

Danh sách thành viên câu lạc bộ được giữ kín như bí mật quốc gia, và thành viên mới phải trải qua quy trình phê duyệt phức tạp.

Câu lạc bộ Union

Về địa vị, không có câu lạc bộ nào mạnh hơn câu lạc bộ đầu tiên của thành phố: Câu lạc bộ Liên minh (Union).

Những câu lạc bộ kín của giới siêu giàu ở New York - Ảnh 1.

Câu lạc bộ Union.

Cho đến tận ngày nay, đây là câu lạc bộ chỉ dành cho nam giới. Một số thành viên đáng chú ý của câu lạc bộ bao gồm Dwight Eisenhower, Ulysses S. Grant, William Randolph Hearst, John Jacob Astor, Cornelius Vanderbilt và Dominick Dunne.

Được thành lập vào năm 1836, Union là câu lạc bộ tư nhân lâu đời thứ năm trong thành phố.

Câu lạc bộ đưa ra đề nghị gia nhập với một nhóm ban đầu gồm 250 người là những “quý ông có địa vị xã hội” tốt nhất ở New York. Họ có xuất thân từ những gia đình không nhất thiết phải phấn đấu về chuyên môn hay kinh tế, hoặc như cách tạp chí Fortune nói năm 1932 – dành cho “những người đàn ông thực sự chứ không phải những người làm đàn ông”.

Sự quan tâm nhanh chóng tăng lên và danh sách chờ của câu lạc bộ có những lúc kéo dài xét duyệt lên tới 2 năm, ngay cả khi mở rộng số thành viên lên 400, với các tiêu chuẩn ngày càng được thắt chặt.

Hội Union từng di chuyển qua một số địa điểm trước khi tại vị ổn định ở một tòa nhà bằng đá vôi trung tâm “khu triệu phú” của Manhattan - Đại lộ Park và Phố 69 - vào năm 1933.

Tòa nhà nổi tiếng với sự sang trọng và tỉ mỉ, gồm 5 phòng ăn, nhiều phòng ngủ, tủ giữ ẩm với bộ sưu tập hơn 100.000 điếu xì gà, phòng trò chơi, thư viện, sảnh khách và sân bóng.

Điện thoại di động bị nghiêm cấm và câu lạc bộ thực thi quy định nghiêm ngặt về trang phục, khách phải luôn mặc áo khoác và đeo cà vạt. Quần áo trắng và áo sơ mi có cổ được sử dụng trên sân bóng quần còn những người đến xem trận đấu phải đi qua lối vào dịch vụ.

Các tiêu chuẩn và quan điểm bảo thủ, độc quyền về sau đã khiến một số thành viên rời đi và thành lập các câu lạc bộ tư nhân khác. Một trong số đó là ông trùm ngân hàng, J.P. Morgan, người đã thành lập câu lạc bộ Metropolitan vào năm 1898, khi bạn bè của ông bị từ chối gia nhập Union.

Ngày nay, câu lạc bộ có khoảng 1.500 thành viên. Tính đến năm 2020, phí câu lạc bộ hàng năm là 7.680 USD với phí ban đầu là 14.000 USD.

Câu lạc bộ Metropolitan

Câu lạc bộ Metropolitan, biệt danh là “câu lạc bộ triệu phú”, được J.P. Morgan thành lập.

Những câu lạc bộ kín của giới siêu giàu ở New York - Ảnh 2.

Một bữa tiệc trong Metropolitan Club.

Morgan đặc biệt cảm thấy bị xúc phạm khi người bạn của ông, Chủ tịch Công ty Đường sắt Erie, bị Union từ chối vì phạm lỗi “ăn bằng dao”. Tương tự như vậy, một nhân vật khác là Frederick Vanderbilt rất tức giận khi anh rể đuổi khỏi Union vì bất đồng với một thành viên đã xảy ra nhiều năm trước đó ở trường đại học.

Nhóm những người bất mãn của Morgan liên kết với nhau để thành lập một tổ chức mới được báo chí đặt tên là “câu lạc bộ triệu phú”, vì những người sáng lập ra tổ chức này đều là thế hệ “mới giàu”.

Trong số những thành phần nổi bật nhất của câu lạc bộ trong những năm qua có Ronald Reagan, Gerald Ford, Richard Nixon, Bill Clinton và Salman Rushdie.

Mỗi thành viên sáng lập — bao gồm Vanderbilts, Roosevelts và Whitneys — đã đóng góp 5.000 USD để mua lô đất trên Đại lộ số 5 từ Nữ công tước Marlborough.

Nội thất sang trọng của câu lạc bộ ngày nay vẫn còn nguyên vẹn được hoàn thiện với rèm nhung đỏ, tường ốp gỗ gụ và nhung, các bức bích họa, đèn chùm, cầu thang lớn bằng đá cẩm thạch và cửa sổ kính màu. Tổng chi phí dự án là 1,7 triệu USD và được hoàn thành năm 1891 (khoảng 58 triệu USD ngày nay).

Nó chứa 22 dãy phòng ngủ, một sân chơi bowling, phòng rượu, hai phòng chơi bài, phòng bi-a, thư viện nguy nga, phòng ăn sáng, phòng hút thuốc và ba phòng ăn lớn.

Câu lạc bộ trở thành câu lạc bộ đầu tiên trong thành phố kết nạp phụ nữ làm thành viên chính thức, mặc dù ngày nay họ vẫn chiếm thiểu số.

Phí câu lạc bộ hàng năm không được tiết lộ cho công chúng.

Câu lạc bộ Knickerbocker

Khi nói đến uy tín và tính độc quyền, không có câu lạc bộ nào hiếm hơn The Knickerbocker - được biết đến một cách không chính thức là 'The Knick' - thành lập vào năm 1871 bởi một số thành viên bất đồng với Union, những người cho rằng chính sách gia nhập của Union quá lỏng lẻo.

Tên “Knickerbocker”, được lấy cảm hứng từ bút danh của nhà văn Washington Irving, “Diedrich Knickerbocker” mà cuối cùng được sử dụng như một từ mô tả các gia đình ưu tú của New York.

Các thành viên đáng chú ý của hội bao gồm ngôi sao điện ảnh Hollywood Douglas Fairbanks, John Jacob Astor (dòng dõi của gia đình nổi tiếng đã chết trong sự kiện con tàu Titanic), Franklin D. Roosevelt.

Không có trang web, không có phụ nữ và không có nhiều thông tin được tiết lộ, câu lạc bộ vẫn là một trong những tổ chức độc quyền nhất của thành phố ngày nay.

Câu lạc bộ The River

Những câu lạc bộ kín của giới siêu giàu ở New York - Ảnh 3.

River House.

Kể từ khi hoàn thành vào năm 1931, tòa nhà trang trí nghệ thuật bên bờ sông Đông đã trở nên nổi tiếng về nhà ở và giải trí cho giới tinh hoa của xã hội Manhattan.

Câu lạc bộ tư nhân năm tầng trang nhã nằm ở các tầng dưới cùng của “River House” - một khu dân cư 26 tầng cực kỳ bí mật, kín đáo đến mức các thành viên gần như bị “cấm” sử dụng tên trong các quảng cáo và danh sách.

Để tiếp cận câu lạc bộ cũng rất khó khăn. Những người được coi là đủ tiêu chuẩn để sống ở River House sau đó phải giành được sự chấp thuận thứ hai để gia nhập tổ chức.

Chủ tịch đầu tiên của hội đồng quản trị câu lạc bộ là là Kermit Roosevelt, được biết đến nhiều hơn là con trai thứ hai của Theodore Roosevelt. Câu lạc bộ tự hào có một loạt các phương tiện giải trí như sân tennis, hồ bơi, bóng quần, nhà ăn, phòng nghỉ và hấp dẫn nhất đối với các ông trùm thời kỳ đầu: một bến du thuyền tư nhân khổng lồ để các thành viên đậu du thuyền của họ.

Danh sách năm 1932 của câu lạc bộ tập hợp tên của những gia đình nổi tiếng lớn của Mỹ trong thời đại đó: Astor, Roosevelts, Vanderbilts, Rockefellers, Morgans và du Ponts. Các gia đình chủ yếu đều quen biết nhau.

 
 

Theo Phương Anh/VTC

VTCnews

 

Link bài gốc Lấy link! https://vtc.vn/nhung-cau-lac-bo-kin-cua-gioi-sieu-giau-o-new-york-ar769083.html

 
 
 
 

 

 
 
 
 
 
 

Tác giả: Theo Phương Anh/VTC
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo