A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Ethiopia đối mặt với cuộc khủng hoảng bắt cóc tống tiền

Các vụ bắt cóc gia tăng ở Ethiopia, do bất ổn chính trị và xung đột, đã dẫn đến nhiều yêu cầu đòi tiền chuộc. Chính phủ Ethiopia đang phải vật lộn để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Nạn bắt cóc và đòi tiền chuộc trở thành cuộc khủng hoảng về an ninh ở Ethiopia

Nạn bắt cóc và đòi tiền chuộc trở thành cuộc khủng hoảng về an ninh ở Ethiopia

Vào sáng 2-7-2024, 3 xe buýt công cộng chở hơn 160 sinh viên đi đến Thủ đô Addis Ababa của Ethiopia để nghỉ hè. Hầu hết hành khách trên xe là sinh viên Đại học Debark ở vùng Amhara. Đến khoảng 10h, những tay súng đã chặn các xe buýt gần thị trấn Garba Guracha ở tỉnh Oromia cách Addis Ababa khoảng 155km về phía Bắc. Chúng bắt cóc các sinh viên và đưa họ đến một khu vực xa xôi nơi nhóm Quân đội Giải phóng Oromo (OLA) được cho là đang hoạt động.

Hai ngày sau vụ việc, gia đình của những học sinh bị bắt cóc đã được liên lạc để đòi tiền chuộc. “Tôi nhận được cuộc gọi từ em gái mình vào ngày 4-7 sau khi không nghe tin tức gì trong 2 ngày”, chị gái của một trong những sinh viên bị bắt cóc kể. “Cuộc gọi điện thoại đã bị ngắt quãng, nhưng sau đó những kẻ bắt cóc đã tự gọi điện cho tôi, yêu cầu 500.000 Birr Ethiopia (ETB) (tương đương 6.200 USD hay 5.700 euro) để thả cô ấy”, cô nói thêm. Một gia đình khác từ Hawassa đã nhận được yêu cầu tiền chuộc là 700.000 ETB. “Chúng tôi không đủ khả năng trả một số tiền lớn như vậy”, anh trai của một sinh viên bị bắt cóc cho biết.

Một tuần sau vụ bắt cóc, tiểu bang Oromia thông báo 160 trong số 167 sinh viên bị bắt cóc đã được thả thông qua chiến dịch của chính phủ phối hợp với cư dân địa phương. “Chúng tôi đã giải thoát được 160 sinh viên và vẫn đang nỗ lực để giải thoát 7 người còn lại”, người phát ngôn khu vực Hailu Adugna cho biết. Tuy nhiên, gia đình của những sinh viên bị bắt cóc phản đối tuyên bố này. “Sau khi nghe tuyên bố của chính phủ, tôi đã nói chuyện với em gái mình, nhưng cô ấy vẫn còn trong tay những kẻ bắt cóc”, chị gái của một trong những sinh viên cho biết. Người anh ở Hawassa cũng bày tỏ sự hoài nghi: “Chúng tôi không thấy sự thật trong tuyên bố của chính phủ. Những sinh viên được thả, bao gồm cả em gái tôi, đâu rồi?”.

Trong khi đối tượng sinh viên thường xuyên bị các đối tượng bắt cóc nhắm đến, công nhân các nhà máy xi măng và đường cũng như công chức và nông dân, cũng đã bị bắt cóc và đòi tiền chuộc. Vào tháng 9-2023, 6 công nhân của Nhà máy điện Ethiopian Electric Power đã bị bắt cóc khi đang làm việc tại dự án địa nhiệt Aluto gần thị trấn Batu ở Khu vực East Shewa, Oromia. Những kẻ bắt cóc đã yêu cầu 10 triệu ETB để thả họ - nhiều hơn đáng kể so với các vụ việc trước đó. “Công ty đang cố gắng hết sức để đảm bảo việc thả họ một cách hòa bình”, Người phát ngôn của Ethiopian Electric Power Moges Mekonnen nói vào thời điểm đó.

Bất chấp những nỗ lực hết mình của gia đình nạn nhân, các vụ bắt cóc vẫn thường kết thúc bằng bi kịch. Vào giữa tháng 6 tại thị trấn Kemise ở vùng Amhara, một lái xe ngoài 30 tuổi đã bị bắt cóc. Bọn tội phạm ban đầu yêu cầu khoản tiền chuộc là 2 triệu ETB, và người cha của nạn nhân đã thương lượng xuống còn 500.000 ETB. Sau khi trả tiền chuộc, người cha không nhận được thêm bất kỳ liên lạc nào nữa. Vài ngày sau, thi thể con trai ông được tìm thấy cách thị trấn vài km. “Chúng đã giết con trai tôi sau khi nhận được tiền chuộc”, người cha đau khổ nói.

Trước đó, hồi năm 2000, vụ bắt cóc 17 sinh viên thuộc Đại học Dembidollo ở Oromia đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng đáng lo ngại ở Ethiopia. Khi nước này phục hồi dần sau giao tranh ở Tigray (năm 2022) và vật lộn với một cuộc xung đột dân sự đang diễn ra, nhiều người Ethiopia lo ngại về khả năng chính quyền Thủ tướng Abiy Ahmed trong việc giải quyết khủng hoảng an ninh. Sau vụ bắt cóc sinh viên tại Đại học Debark, Đại sứ Mỹ tại Ethiopia, Ervin Massinga, đã viết trên nền tảng mạng xã hội X: “Những vụ bắt cóc thường xuyên ở các khu vực Oromia và Amhara cho thấy xung đột kéo dài đã khuyến khích tội phạm và làm suy yếu luật pháp như thế nào”.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo