A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

TS Cấn Văn Lực: Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực về đầu tư tiền số nhưng chính sách vẫn chưa theo kịp

Nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã triển khai tiền kỹ thuật số. Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực về đầu tư tiền số nhưng hệ thống ngân hàng cùng chính sách quản lý vẫn chưa theo kịp.

Tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2022 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức sáng ngày  25/3, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đã chỉ ra 7 xu hướng tài chính – tiền tệ toàn cầu trong và sau đại dịch Covid-19.

Xu hướng đầu tiên được chuyên gia xác định đó là sự thay đổi chính sách tiền tệ ở các quốc gia. Theo đó, năm qua để vượt qua đại dịch, cả thế giới đã tung ra các gói hỗ trợ tiền tệ cũng như tài khóa tương đương 16% GDP toàn cầu. Tại Việt Nam, các thống kê ước tính con số vào khoảng 4% GDP.

Thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số là xu hướng chính thời gian qua. Mức tăng trưởng của việc thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thời gian qua đạt khoảng 28-30%, cao hơn rất nhiều so với mức mục tiêu tăng trưởng 25% mà ngân hàng nhà nước đặt ra.

Thứ ba, tiền kỹ thuật số, tài sản ảo là một trong những xu hướng phát triển mới trong nền tài chính toàn cầu thời gian qua. Hàng loạt ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng đã bắt đầu nghiên cứu và phát hành các đồng tiền điện tử. Theo thống kê, Việt Nam là 1 trong 6 nước có hoạt động tiền số mạnh mẽ nhất khu vực. Tuy nhiên hiện tại Việt Nam "Vẫn chưa có một nghị định nào hướng dẫn quản lý tài sản ảo".

Bên cạnh đó, thị trường tài chính trong bình thường mới cũng sẽ chứng kiến sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn. Theo đó, bên cạnh các sự cạnh tranh truyền thống giữa ngân hàng với ngân hàng; ngân hàng với các định chế tài chính; giờ đây, các ngân hàng và định chế tài chính còn phải đối đầu với sự cạnh tranh từ các tổ chức fintech.

Xu hướng tiếp theo được chuyên gia xác định đó là sự tái cấu trúc mạnh mẽ của các định chế tài chính, theo hướng tiết giảm chi phí.

Một xu hướng mới được thị trường tài chính chú ý gần đây đó là tài chính xanh. Theo đó, hiện nay trên thế giới đã bắt đầu triển khai các sản phẩm tài chính xanh, sản phẩm tài chính theo hướng bền vững như tín dụng xanh, trái phiếu xanh…

Cuối cùng, bên cạnh những xu hướng tác động tích cực, thị trường tài chính toàn cầu còn chứng kiến việc tội phạm tài chính toàn cầu tăng cao. Trong đó tội phạm cướp ngân hàng và tội phạm tấn công mạng là 2 loại tội phạm đáng chú ý nhất. TS. Cấn Văn Lực đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề tội phạm cướp ngân hàng đang tăng cao và ngày càng manh động.

TS Cấn Văn Lực: Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực về đầu tư tiền số nhưng chính sách vẫn chưa theo kịp - Ảnh 1.

Chuyên gia gợi ý mô hình 6R cho các ngân hàng có thể thực hiện trong bối cảnh bình thường mới. Trong đó bao gồm: thích ứng linh hoạt, phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, tái cấu trúc theo hướng tiết giảm chi phí, đổi mới sáng tạo, quản trị rủi ro và tăng sức đề kháng cho nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng cũng nên thực hiện và làm tốt 2 chương trình kinh tế trọng điểm của nhà nước đó là phục hồi kinh tế và phòng chống dịch. Đặc biệt là chương trình tài khóa tiền tệ. Bên cạnh đó, các nhà băng cũng nên phối hợp xây dựng chính sách với các cơ quan quản lý.

NHNN nên sớm triển khai chương trình phục hồi, tạo khung pháp lý và đưa ra chuẩn mực chung, quản trị hệ thống, quản trị rủi ro, đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống tài chính theo hướng lành mạnh hơn, đặc biệt chú ý cơ sở dữ liệu.

https://cafef.vn/ts-can-van-luc-viet-nam-dung-thu-6-trong-khu-vuc-ve-dau-tu-tien-so-nhung-chinh-sach-van-chua-theo-kip-20220325112959335.chn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo