A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

"Cổ phiếu quốc dân" HPG băng băng lên đỉnh 16 tháng bất chấp khối ngoại bán ròng, triển vọng dài hạn ra sao?

Trái với biến động từ dòng vốn ngoại, cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán lại đang trong đà tăng đầy mạnh mẽ.


Sau giai đoạn mua ròng mạnh cuối năm ngoái, khối ngoại đã quay xe bán ròng khá rát từ thời điểm cuối quý 1/2023 tới hiện tại. Chỉ riêng từ đầu tháng 8 tới nay, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng trên HoSE với giá trị bán ròng khớp lệnh vượt mức 5.600 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là việc cổ phiếu Hòa Phát ( HPG) nằm trong danh sách bị bán ròng nhiều nhất của khối ngoại với giá trị gần 810 tỷ đồng trong hơn một tháng, trong đó bán khớp lệnh gần 3.400 tỷ đồng, cao nhất thị trường và mua vào hơn 2.500 tỷ đồng.

"Cổ phiếu quốc dân" HPG băng băng lên đỉnh 16 tháng bất chấp khối ngoại bán ròng, triển vọng dài hạn ra sao? - Ảnh 1.

 

Tuy nhiên, trái với diễn biến dòng vốn ngoại, cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán lại đang trong đà tăng đầy mạnh mẽ. Tính từ đầu tháng 6, cổ phiếu HPG đã tăng 36% qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng gần 16 tháng trở lại đây.

Với thị giá 28.750 đồng/cp như hiện tại, giá trị vốn hóa thị trường của Hòa Phát tương ứng ở mức trên 167.000 tỷ đồng, tăng gần 44.000 tỷ sau khoảng hơn ba tháng. Mức vốn hóa này đã đưa doanh nghiệp đầu ngành thép xếp thứ 7 trong danh sách các cổ phiếu giá trị nhất toàn sàn chứng khoán.

"Cổ phiếu quốc dân" HPG băng băng lên đỉnh 16 tháng bất chấp khối ngoại bán ròng, triển vọng dài hạn ra sao? - Ảnh 2.

 

Nhu cầu tiêu thụ hồi phục , sản lượng bán hàng tăng tốt

Cổ phiếu HPG diễn biến khởi sắc sau khi đón những tín hiệu tích cực từ nhu cầu tiêu thụ. Hoà Phát trong tháng 8 báo cáo đã sản xuất 686.000 tấn thép thô, tăng 8% so với tháng trước và 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 558.000 tấn, tương đương tháng 7. Trong đó, thép xây dựng Hòa Phát ghi nhận 306.000 tấn, cao nhất từ đầu năm và tăng 18% so với tháng trước. Đây là tháng tăng trưởng thứ 4 liên tiếp về sản lượng bán hàng, một phần nhờ sản lượng xuất khẩu với 98.000 tấn, gấp 3,5 lần tháng 7/2023, cao nhất trong vòng một năm trở lại đây.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, thép HRC của Hòa Phát vẫn ghi nhận mức sản lượng bán hàng 241.000 tấn, giảm 17% so với tháng trước. Tính riêng thị trường trong nước, tiêu thụ HRC của Tập đoàn tăng 16% so với tháng 7.

Ngoài ra, Hoà Phát còn cung cấp 40.000 tấn ống thép và gần 12.000 tấn tôn mạ các loại trong tháng 8, giảm lần lượt 45% và 63% so với tháng trước đó.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận 4,18 triệu tấn thép thô, giảm 25% so với cùng kỳ 2022. Bán hàng các sản phẩm thép xây dựng, phôi thép, HRC đạt hơn 4 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ.

"Cổ phiếu quốc dân" HPG băng băng lên đỉnh 16 tháng bất chấp khối ngoại bán ròng, triển vọng dài hạn ra sao? - Ảnh 3.

 

Giá bán thép nội địa sụt giảm mạnh về mức thấp nhất 3 năm, Hoà Phát sẽ khó cán đích lợi nhuận năm?

Tuy nhiên, điểm cần lưu ý đến từ sự sụt giảm chưa thấy điểm dừng của giá thép xây dựng trong nước. Măc dù nhu cầu tiêu thụ thép dù đã phục hồi từ đáy nhưng vẫn còn yếu đã gây áp lực lớn lên giá thép ngay cả trong giai đoạn giá mặt hàng này trên thế giới phục hồi. Sau 19 lần điều chỉnh liên tiếp, giá bán thép nội địa đã về mức thấp nhất 3 năm kể từ cuối năm 2020, hiện giá thép cuộn CB240 Hòa Phát và thép thanh vằn D10 CB300 đạt lần lượt 13,43 triệu đồng/tấn và 13,74 triệu đồng/tấn.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thị trường thép trong nước được đánh giá là sẽ tiếp tục khó khăn trong ngắn hạn với nhiều thách thức. Ngoài yếu tố về nhu cầu, giá thép giảm còn do các doanh nghiệp phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

"Cổ phiếu quốc dân" HPG băng băng lên đỉnh 16 tháng bất chấp khối ngoại bán ròng, triển vọng dài hạn ra sao? - Ảnh 4.

 

Giá bán giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ hồi phục chậm khiến kết quả kinh doanh của Hòa Phát tiếp tục tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt 56.665 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.830 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và 85% so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả đạt được, tập đoàn mới thực hiện 38% kế hoạch doanh thu (150.000 tỷ) và chưa đến 1/4 mục tiêu lợi nhuận (8.000 tỷ) cả năm đề ra.

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán VNDirect kỳ vọng biên EBITDA của HPG trong nửa cuối năm 2023 sẽ tiếp tục được cải thiện so với nửa đầu năm nhờ vào giá nguyên liệu đầu vào (bao gồm quặng sắt, than cốc) được dự báo giảm. lượng hàng tồn kho của công ty đã giảm xuống mức thấp nhất từ quý 1/2021 và Hoà Phát đã nhận được đơn hàng xuất khẩu HRC tới tháng 9/2023, từ đó đảm bảo việc giá bán thép cao bất chấp giá đầu vào giảm.

VNDirect dự phóng doanh thu và lợi nhuận ròng của Hòa Phát năm 2023 đạt lần lượt 121.585 tỷ và 7.544 tỷ đồng, tương ứng giảm 14% và 11% so với năm trước. Nếu dự báo của CTCK này chính xác, với mục tiêu lãi sau thuế 8.000 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu ngành thép sẽ không kịp về đích lợi nhuận trong năm nay.

"Cổ phiếu quốc dân" HPG băng băng lên đỉnh 16 tháng bất chấp khối ngoại bán ròng, triển vọng dài hạn ra sao? - Ảnh 5.

 

Đ iểm sáng dần xuất hiện về dài hạn

Dù ngắn hạn còn tồn tại không ít thách thức, song VNDirect Research cho rằng thị trường bất động sản sẽ dần hồi phục trong những quý tới trước khi bứt phá kể từ nửa cuối năm 2024, qua đó thúc đẩy nhu cầu thép. Điều này nhờ những nỗ lực tháo gỡ những khó khăn của thị trường bất động sản của Chính phủ và sửa đổi luật Đất đai.

Đồng thời, giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt hay than cốc được dự báo sẽ tiếp tục hạ nhiệt kỳ vọng cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp thép. Quốc gia chiếm gần 60% nhu cầu quặng sắt toàn cầu là Trung Quốc được dự báo sẽ giảm sản lượng sản xuất thép tới năm 2025. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu quặng sắt toàn cầu khoảng 1,1%/năm trong giai đoạn 2024-2025. Trong khi đó, giá than cốc cũng đã giảm trong nửa đầu năm do nguồn cung tại Australia tăng lên cũng như hoạt động sản xuất thép toàn cầu chậm lại và kỳ vọng nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc sau đại dịch đã không diễn ra.

Ngoài ra, một trong những động lực hồi phục cho sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát đến từ hoạt động xuất khẩu nửa cuối 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Theo VNDirect, Châu Âu và Asean tiếp tục là các thị trường xuất khẩu chính của công ty. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu tại Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giảm trong nửa cuối năm 2023, từ đó giảm áp lực cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu thép Việt Nam, trong đó có HPG.

"Cổ phiếu quốc dân" HPG băng băng lên đỉnh 16 tháng bất chấp khối ngoại bán ròng, triển vọng dài hạn ra sao? - Ảnh 6.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo