A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tầm nhìn "xanh" từ bộ tiêu chí môi trường của Chính phủ và hành động tiên phong của Agribank

Quyết định 21/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4/7/2025, quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh. Đây là văn bản pháp lý mang tính bước ngoặt, đặt nền móng cho việc hình thành hệ sinh thái tín dụng xanh tại Việt Nam, đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng để thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính bền vững như tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

 

Cán bộ Agribank tư vấn cấp tín dụng cho một nhà máy điện gió

Với vai trò là một trong những định chế tài chính hàng đầu, đặc biệt là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank ngay lập tức thể hiện vai trò tiên phong, nghiêm túc trong thực hiện Quyết định 21 của Chính phủ bằng hành động cụ thể, đó là kịp thời ban hành Danh sách các ngành nghề kinh doanh loại trừ/hạn chế cấp tín dụng về môi trường và xã hội - khẳng định cam kết của Agribank trong việc kiến tạo tương lai xanh cho đất nước và củng cố vị thế trụ cột của ngân hàng trong phát triển bền vững.

Chủ động loại trừ rủi ro, thúc đẩy dòng vốn xanh

Quyết định 21/2025/QĐ-TTg là một văn bản pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc định hình dòng vốn đầu tư theo hướng thân thiện với môi trường tại Việt Nam. Quyết định này quy định rõ các tiêu chí môi trường và quy trình xác nhận dự án đầu tư đáp ứng tiêu chí môi trường để được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng xanh và trái phiếu xanh.

Bộ tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh của Thủ tướng Chính phủ ưu tiên các lĩnh vực đầu tư xanh như năng lượng tái tạo, xử lý chất thải, nông nghiệp bền vững, giao thông xanh và công trình xanh. Điều này nhằm khuyến khích doanh nghiệp và nhà đầu tư chuyển dịch sang các mô hình sản xuất kinh doanh có lợi cho môi trường.

Đồng thời, quyết định cũng tạo động lực mạnh mẽ cho các tổ chức tài chính và nhà đầu tư hướng dòng vốn vào các dự án thân thiện môi trường, thúc đẩy sự phát triển của tín dụng xanh và trái phiếu xanh. Quyết định này còn khuyến khích các tổ chức tín dụng chủ động áp dụng để xác định và thực hiện cấp tín dụng xanh theo chính sách riêng của mình, góp phần lan tỏa tầm nhìn xanh trong toàn hệ thống ngân hàng.

Kịp thời triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Agribank đã nhanh chóng ban hành Quyết định số 2525/QĐ-NHNo-TD về "Danh sách các ngành, nghề kinh doanh loại trừ hạn chế cấp tín dụng của Agribank về môi trường và xã hội". Đây là một động thái chiến lược cho thấy sự chủ động và quyết tâm của Agribank trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Quyết định của Agribank phân loại rõ ràng các ngành, nghề loại trừ và hạn chế cấp tín dụng dựa trên mức độ tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.

Cụ thể, các ngành, nghề loại trừ cấp tín dụng bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm bất hợp pháp, các hoạt động phi đạo đức, sản xuất vũ khí, phá hủy khu bảo tồn thiên nhiên và buôn bán chất thải nguy hại xuyên biên giới. Việc loại trừ này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Agribank trong việc không tiếp tay cho các hoạt động gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và xã hội.

Đối với các ngành, nghề kinh doanh hạn chế cấp tín dụng, Agribank sẽ xem xét cấp tín dụng một cách thận trọng, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường và xã hội. Các hoạt động trong danh mục này bao gồm phá dỡ tàu biển, sản xuất/kinh doanh vật liệu phóng xạ, kinh doanh casino, và sản xuất/kinh doanh amiăng dạng thô không kết dính. Việc hạn chế này nhằm kiểm soát rủi ro và khuyến khích các doanh nghiệp trong những lĩnh vực này tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững cao hơn.

Có thể thấy, trong khi Quyết định 21 khuyến khích và định hướng dòng vốn vào các dự án xanh, thì danh mục loại trừ/hạn chế cấp tín dụng về môi trường và xã hội của Agribank đã bổ trợ bằng cách xác định rõ những gì Agribank sẽ không cấp vốn. Điều này tạo ra một cơ chế sàng lọc hiệu quả, gián tiếp thúc đẩy dòng vốn chảy mạnh mẽ hơn vào các dự án xanh, phù hợp với định hướng chung của Chính phủ.

Agribank hướng dòng vốn tín dụng xanh vào dự án thân thiện với môi trường như nhà máy điện mặt trời tại Thừa Thiên Huế

Từ tầm nhìn chính sách đến hành động cụ thể

Ngoài việc ban hành danh sách các ngành, nghề kinh doanh loại trừ hạn chế cấp tín dụng của Agribank về môi trường và xã hội, Agribank còn triển khai nhiều hoạt động cụ thể khác để thúc đẩy tài chính xanh. Agribank đã tích hợp các tiêu chí vào chiến lược kinh doanh và quy trình quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các quyết định tài chính đều có trách nhiệm.

Đáng chú ý, Agribank đã triển khai các gói tín dụng xanh quy mô lớn, bao gồm: Gói 30.000 tỷ đồng tài trợ dự án đầu tư thuộc các ngành trọng điểm và dự án thuộc lĩnh vực xanh; tiên phong dành nguốn vốn 50.000 tỷ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; và đã dành riêng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay “Tín dụng xanh”, ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân…

Agribank còn tiên phong trong các chương trình cụ thể, thúc đẩy trực tiếp các dự án thân thiện với môi trường như: Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Dự án tập trung hỗ trợ các hợp tác xã và nông dân áp dụng các quy trình canh tác bền vững, giảm lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động trồng lúa, đồng thời nâng cao giá trị và chất lượng nông sản; tham gia tài trợ cho các dự án điện mặt trời tại Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, nhà máy điện gió quy mô nhỏ và vừa tại Bình Thuận... góp phần đa dạng hóa nguồn năng lượng quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch.

Bằng nguồn lực của mình, Agribank tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các dự án: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường qua việc cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải, rác thải, xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ, góp phần cải thiện môi trường sống ở khu vực nông thôn; chương trình cho vay ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nhà kính thông minh, các giải pháp nông nghiệp tuần hoàn, giúp tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu tác động môi trường…

Một mô hình nông nghiệp sạch, công nghệ cao tại Hà Nội từ nguồn vốn của Agribank

Việc Agribank ban hành danh sách các ngành, nghề kinh doanh loại trừ hạn chế cấp tín dụng của Agribank về môi trường và xã hội có ý nghĩa sâu rộng, không chỉ đối với hoạt động của ngân hàng mà còn đối với mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

Là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển bền vững của khu vực nông thôn. Việc định hướng dòng vốn vào các hoạt động có trách nhiệm môi trường và xã hội giúp Agribank thực hiện tốt hơn sứ mệnh của mình, hỗ trợ nông dân sản xuất theo hướng sạch, an toàn và bền vững.

Cùng với đó, Agribank cũng chủ động đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Bằng cách định hình lại các dòng vốn đầu tư, ưu tiên các hoạt động sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội. Qua đó, Agribank cũng đã trực tiếp góp phần vào việc đạt được các mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xanh theo Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Hơn nữa, việc định hướng vốn vào các dự án bền vững mang lại tác động tích cực đến kinh tế và xã hội về lâu dài. Các dự án xanh không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra việc làm mới, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

Với cam kết mạnh mẽ và những hành động cụ thể đã được triển khai, định hướng tương lai của Agribank là tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng xanh, hoàn thiện khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Agribank sẽ không ngừng nâng cao năng lực nội bộ, hợp tác chặt chẽ với các đối tác để đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính xanh.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Giảng Võ, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo