A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Các ngân hàng trên toàn cầu đang bị mắc kẹt bao nhiêu tiền ở Nga?

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến nhiều ngân hàng quốc tế xem xét lại sự hiện diện của họ ở Nga, hoặc nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ khó khăn là tháo gỡ các hoạt động kinh doanh ở đó.

Một số ngân hàng đã tiết lộ mức thiệt hại tối đa mà họ có thể phải gánh chịu trong trường hợp xấu nhất, nhưng để ước tính chính xác hơn về những thiệt hại thực tế của họ sẽ cần khá nhiều thời gian.

Dữ liệu của Bank of International Settlements (BIS) cho thấy, các ngân hàng của Italy và Pháp - có mức tiếp xúc lớn nhất với Nga - cũng chỉ chiếm hơn 25 tỷ USD mỗi ngân hàng tính đến cuối tháng 9/2021, tiếp theo là các ngân hàng Áo với 17,5 tỷ USD.

Dữ liệu của BIS cho thấy tài khoản ngân hàng Mỹ ở Nga đạt tổng cộng 14,7 tỷ đô la.

Sau đây là chi tiết về các ngân hàng có mức độ tiếp xúc nhiều nhất với thị trường Nga:

Các ngân hàng trên toàn cầu đang bị mắc kẹt bao nhiêu tiền ở Nga? - Ảnh 1.

Mức độ tiếp xúc của các ngân hàng châu Âu ở Nga.

CÁC NGÂN HÀNG CHÂU ÂU

* RAIFFEISEN BANK INTERNATIONAL (RBI)

RBI cho biết họ đang xem xét khả năng rút khỏi Nga, nơi họ đã hoạt động kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Hoạt động kinh doanh ở đó đã đóng góp gần một phần ba lợi nhuận ròng năm 2021, ở  mức 1,5 tỷ euro của RBI.

Doanh nghiệp ở Nga của RBI nắm giữ 2,4 tỷ euro vốn, tương đương 18% vốn chủ sở hữu hợp nhất; là ngân hàng lớn thứ 10 ở Nga tính về tài sản, có khoảng 9.000 nhân viên.

Tổng mức tiếp xúc với Nga của RBI đạt tổng cộng 22,85 tỷ euro vào cuối năm ngoái, hơn một nửa liên quan đến khu vực doanh nghiệp tư nhân. Con số đó bao gồm 11,6 tỷ euro cho vay khách hàng (tương đương 11,5% của tập đoàn), hơn 80% bằng đồng rúp.

Tiếp xúc xuyên biên giới với Nga chỉ là 1,6 tỷ euro và không có nguồn tài trợ từ công ty mẹ ở Vienna. RBI cũng có khoản vay 2,2 tỷ euro cho các khách hàng Ukraine.

* SOCIETE GENERALE

Societe Generale có tổng cộng 18,6 tỷ euro tiếp xúc với thị trường Nga tính tới cuối năm 2021 - chiếm 1,7% tổng doanh số của tập đoàn. Công ty của ngân hàng này tại Nga - Rosbank - có khoảng 200 chi nhánh và 12.000 nhân viên, nếu tính tất cả các hoạt động của tập đoàn thì con số đó tăng lên 15.000 nhân viên.

Hơn 80% khoản rủi ro, tương đương 15,4 tỷ euro, do Rosbank nắm giữ trong nước, với chỉ 3,2 tỷ euro chuyển qua biên giới, bao gồm 600 triệu euro cho các khoản không nằm trong bảng cân đối.

Ngân hàng Pháp, bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Nga vào năm 1872, rời đi vào năm 1917 và quay trở lại vào năm 1973, cho biết các hoạt động tại Nga của họ vào năm 2021 chiếm 2,7% thu nhập ròng của tập đoàn.

SocGen tính toán rằng họ sẽ mất nửa điểm phần trăm tỷ lệ vốn lõi nếu thực tế xảy ra theo kịch bản cực đoan - doanh nghiệp ở Nga của họ bị tịch thu.

Tại thị trường Nga, 41% hoạt động của SocGen liên quan đến bán lẻ và 31% là doanh nghiệp. SocGen tiếp xúc với các cơ quan Nhà nước Nga với các khoản tương đương 3,7 tỷ euro.

* UNICREDIT

Ngân hàng lớn thứ hai của Italy đang đánh giá việc rời khỏi Nga, nơi ngân hàng này điều hành ngân hàng lớn thứ 14 tại Nga với 4.000 nhân viên.

Việc xóa sổ hoàn toàn hoạt động kinh doanh tại Nga của UniCredit, bao gồm hoạt động kinh doanh xuyên biên giới và phái sinh, sẽ tổn thất khoảng 7,4 tỷ euro (8,1 tỷ USD), đẩy tỷ lệ vốn cốt lõi của tập đoàn từ 15,03% xuống khoảng 13%.

Mức độ tiếp xúc xuyên biên giới của UniCredit đối với các khách hàng Nga là 4,5 tỷ euro, toàn bộ là các khoản có bảo đảm. Các khoản tiếp xúc trực tiếp là 1,9 tỷ euro.

UniCredit cũng có thể bị lỗ tới 1 tỷ euro từ các công cụ phái sinh nếu giá trị của đồng rouble giảm xuống 0.

UniCredit vẫn sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2021 trong trường hợp xấu nhất, trong khi đã có kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá 2,6 tỷ euro là mức vốn cốt lõi trên 13%.

* INTESA SANPAOLO

Ngân hàng lớn nhất của Italy đang phân tích mức độ ảnh hưởng mà họ phải gánh chịu do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, với các khoản có bảo đảm ròng lên tới 5,1 tỷ euro cho các khoản tiền cho vay và 0,6 tỷ các khoản không nằm trong danh mục. Các khoản cho các tổ chức bị trừng phạt vay tương đương khoảng 200 triệu euro.

Intesa, công ty phục vụ các khách hàng doanh nghiệp ở Nga cỉa Intesa, có 980 nhân viên, đang tiến hành đánh giá chiến lược về sự hiện diện của mình.

* CREDIT AGRICOLE

Ngân hàng Pháp tiếp xúc với Nga - cả trong nước và nước ngoài - là 6,7 tỷ euro, tương đương 0,6% danh mục cho vay thương mại tính đến ngày 31 tháng 12.

Con số trên bao gồm 2,9 tỷ euro tiếp xúc ra nước ngoài với 15 công ty lớn của Nga, đặc biệt là các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn ở Ukraine và Nga cùng nắm giữ 376 triệu euro vốn chủ sở hữu.

Credit Agricole đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến có liên quan Nga, nhưng cam đoan không có sự thay đổi nào liên quan đến cổ tức năm 2021.

* BNP PARIBAS

Ngân hàng Pháp đã tiết lộ tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD) ở cả Nga và Ukraine, bám sát các mục tiêu tài chính năm 2025 đã công bố trước đó.

* ING

Ngân hàng Hà Lan có 5,3 tỷ euro cho khách hàng Nga vay, tương đương 0,9% tổng số khoản vay. Khoảng 700 triệu euro bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt mới.

* DEUTSCHE BANK

Ngân hàng Đức, từng tuyên bố sẽ cắt giảm hoạt động kinh doanh của mình tại Nga khi thay đổi quan điểm trước đó, đã có tổng mức đầu tư vào Nga là 2,9 tỷ euro vào cuối năm 2021, bao gồm 1,4 tỷ euro tổng các khoản cho vay (0,3% tổng số khoản vay của tập đoàn) và 1,5 tỷ euro các khoản kinh doanh có rủi ro, chủ yếu đến các cam kết chưa được công bố. Khoản cho vay ròng có bảo lãnh và thế chấp tài sản là 600 triệu euro.

* COMMERZBANK

Bên cho vay của Đức đã giảm mức tiếp xúc với Nga xuống 1,3 tỷ euro từ 1,9 tỷ trong những tuần gần đây.

* CREDIT SUISSE

Ngân hàng Thụy Sĩ đang xem xét các hoạt động của mình tại Nga sau khi tiết lộ rằng khoảng 4% tài sản trong lĩnh vực kinh doanh quản lý tài sản cốt lõi của họ liên quan đến khách hàng Nga.

Ngân hàng này tiết lộ sơ bộ tổng mức tín dụng 1,57 tỷ franc Thụy Sĩ (1,7 tỷ USD) dành cho cho Nga tính tới cuối năm 2021.

* UBS

Ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ cho biết tiếp xúc trực tiếp của họ với Nga chiếm 634 triệu USD trong tổng số 20,9 tỷ đô la tiền tiếp xúc trực tiếp của họ ở thị trường này tính đến cuối năm 2021.

CÁC NGÂN HÀNG MỸ

* CITIGROUP

Bị ảnh hưởng nhiều nhất trong số các ngân hàng Mỹ, Citi có các khoản tiếp xúc ở Nga là 9,8 tỷ USD. Họ cho biết có thể mất gần một nửa số đó trong trường hợp xấu nhất, vì Citi đang đẩy nhanh kế hoạch rút tiền.

Tổng số tiền nói trên bao gồm 8,2 tỷ USD từ bên thứ ba và 1,6 tỷ USD khác qua chi nhánh của họ ở Nga.

* GOLDMAN SACHS VÀ JPMORGAN

Cả hai ngân hàng đều cho biết họ đang tích cực cắt giảm hoạt động kinh doanh ở Nga. Goldman đã có khoản kinh doanh tín dụng 650 triệu USD ở Nga. JPM có 160 nhân viên tại Moscow.

Tham khảo: Reuters

https://cafef.vn/cac-ngan-hang-tren-toan-cau-dang-bi-mac-ket-bao-nhieu-tien-o-nga-20220321171801796.chn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo