Chương trình TALIS giúp hoạch định chính sách xây dựng môi trường học phù hợp
Tại Việt Nam 44-89% hiệu trưởng có trình độ đại học, trên đại học chiếm dưới 20%, chỉ ở cấp THPT mới có trên 20% hiệu trưởng đạt trình độ thạc sĩ trở lên...
![]() |
Ông Hà Xuân Thành, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá chất lượng Giáo dục cho hay: “Chương trình TALIS qua các chu kỳ Việt Nam tham gia, OECD đã thống kê sự bất bình đẳng về giới trong ban lãnh đạo các trường học, hầu hết hiệu trưởng là nam, đặc biệt ở khối thành thị. Độ tuổi hiệu trưởng trung bình từ 40 - 59 tuổi, thấp hơn độ tuổi của hiệu trưởng các nước tham gia OECD”.
Với các nước này, hiệu trưởng của họ gần như hoàn thành công tác đào tạo bài bản từ tài chính, quản lý, giáo dục đến chuyên môn mới đảm nhận công tác hiệu trưởng, do đó độ tuổi trung bình cao hơn Việt Nam.
Tại Việt Nam 44-89% hiệu trưởng có trình độ đại học, trên đại học chiếm dưới 20%, chỉ ở cấp THPT mới có trên 20% hiệu trưởng đạt trình độ thạc sĩ trở lên.
Đề được niêm phong.
Với giáo viên, có sự chênh lệch về giới với 62-79% giáo viên là nữ. Đặc biệt, giáo viên nữ dạy lớp 5 tại Việt Nam chiếm đến 76,7% giáo viên dạy tiểu học do nhiều nguyên nhân, trước hết do định kiến về giới.
Giờ làm việc của giáo viên cũng nhiều hơn các nước OECD, trung bình 44 giờ/tuần cho các cấp học trong khi OECD trung bình 38h/tuần.
Theo khảo sát, giáo viên Việt Nam ngoài chuyên môn còn đảm nhận công tác chính trị, hành chính, trực lớp. Hầu hết giáo viên các cấp học đều đánh giá rằng họ chịu sự căng thẳng và áp lực trong công việc, nguyên nhân chủ yếu do kết quả học tập của học sinh và khối lượng công việc.
Qua kỳ đánh giá, Bộ GD&ĐT rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó về mặt thuận lợi, 100% cơ sở tham gia khảo sát do các trường được chọn đều nằm dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, công tác đánh giá cũng gặp bất lợi về thời gian nên dịch thuật còn nhiều khó khăn. Do cần thời gian để điều chỉnh bộ câu hỏi mà ban tổ chức đưa ra cho phù hợp với Việt Nam, vì vậy, có những câu hỏi còn chưa gần gũi với đối tượng tham gia khảo sát
Nhiều giáo viên trình độ công nghệ thông tin hạn chế dẫn đến những trục trặc trong quá trình triển khai khảo sát. Đặc biệt, cơ sở vật chất cũng chưa thực sự thuận lợi, trong thực hiện khảo sát ở một số tỉnh, việc mất mạng, hỏng máy tính vẫn còn diễn ra
Qua việc triển khai đánh giá khảo sát cho các đối tượng liên quan chúng ta có dữ liệu cho các nhận định và phát hiện từ đó hoạch định chính sách xây dựng môi trường phù hợp, cải tạo môi trường giáo dục tốt hơn.
Gói đề được niêm phong cẩn thận.
Ngày 9/3/2016, Bộ GD&ĐT đã kí thỏa thuận tham gia TALIS chu kỳ 2018. Đây là chu kỳ đầu tiên Việt Nam tham gia TALIS khảo sát: cấp THCS (trọng tâm), Tiểu học, Trung học phổ thông (THPT) và PISA link (các trường kết nối với PISA chu kỳ 2018).
Với uy tín và kết quả Việt Nam nhận được từ TALIS chu kỳ 2018, ngày 28/7/2022 Bộ GD&ĐT tiếp tục kí thỏa thuận tham gia TALIS chu kỳ 2024 với hình thức khảo sát cấp THCS (trọng tâm).
Từ những mục tiêu chung của chương trình, Việt Nam tham gia còn có mục tiêu cụ thể như sau:
Đánh giá tổng thể chất lượng giáo dục Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế về giáo dục.