A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

250 bé trai thì có 1 bé bị lỗ tiểu thấp

Bị lỗ tiểu thấp, nhiều bé trai phải tiểu ngồi như bé gái. Không chỉ bị mặc cảm, bất thường này còn ảnh hưởng cho đời sống riêng lúc trưởng thành nếu bé không phẫu thuật sớm.

Một bé trai phẫu thuật lỗ tiểu thấp tại Bệnh viện Nhi đồng ở TP.HCM - Ảnh: X.MAI

Một bé trai phẫu thuật lỗ tiểu thấp tại Bệnh viện Nhi đồng ở TP.HCM - Ảnh: X.MAI

Tỉ lệ mắc là 1:250

Nhiều phụ huynh có con nhỏ là bé trai không khỏi bối rối, lo sợ khi thấy vị trí lỗ tiểu của con khác thường so với những trẻ khác (lỗ tiểu thấp). Khi bé lớn hơn thì phải ngồi tiểu như bé gái, ảnh hưởng tâm lý trẻ, nhất là khi bắt đầu đi học.

Bác sĩ CKII Huỳnh Cao Nhân - trưởng khoa ngoại niệu Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho hay lỗ tiểu thấp là một trong những bất thường của hệ tiết niệu - sinh dục nam, thường gặp ở bé trai. Theo đó, cứ 250 bé trai sinh ra, sẽ có 1 bé mắc lỗ tiểu thấp (tỉ lệ mắc 1:250).

Bé trai được kết luận bị lỗ tiểu thấp khi lỗ tiểu không nằm ở đỉnh quy đầu, mà mở ra ở mặt bụng (mặt dưới) dương vật. Lỗ tiểu có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào, từ dưới khấc quy đầu đến giữa hai bìu.

Lỗ tiểu thấp thường được phân loại thành: thể trước (thể nhẹ), thể giữa, thể sau (thể nặng). Các dị tật có thể đi kèm lỗ tiểu thấp thường thấy là tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn.

Tại sao trẻ bị lỗ tiểu thấp?

Bác sĩ Nhân cho hay lỗ tiểu thấp gây ra bởi sự phát triển bất thường của niệu đạo trong quá trình bào thai. 

Nguyên nhân đến nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố có thể liên quan, bao gồm yếu tố gia đình, sự bất thường hoóc môn trong thời kỳ mang thai, yếu tố môi trường: thực phẩm, hóa chất…

Việc xác định lỗ tiểu thấp được chẩn đoán dễ dàng qua thăm khám. Các biểu hiện của một trường hợp mắc lỗ tiểu thấp điển hình là lỗ tiểu nằm ở mặt bụng (mặt dưới) dương vật, cong dương vật và bất thường da quy đầu (dư da mặt lưng, thiếu da mặt bụng dương vật), tạo da quy đầu hình mũ trùm.

Về việc điều trị lỗ tiểu thấp, bác sĩ Nhân cho hay đa số đều cần được phẫu thuật tạo hình niệu đạo và tạo hình dương vật. Một số ít các trường hợp lỗ tiểu thể nhẹ, kèm dương vật không cong có thể không cần phẫu thuật. 

Thời điểm phẫu thuật lý tưởng nhất là từ 6 đến 24 tháng tuổi, tùy từng trường hợp cụ thể.

Trẻ bị lỗ tiểu thấp cần phẫu thuật để điều chỉnh dương vật thẳng, đưa lỗ tiểu lên gần đỉnh quy đầu, tia nước tiểu thẳng. Tỉ lệ thành công trong điều trị lỗ tiểu thấp khoảng 70-80%. 

Các trường hợp phẫu thuật thất bại cần được chỉnh sửa lại sau ít nhất 6 tháng.

Chuyện "chăn gối" có bị ảnh hưởng sau phẫu thuật?

Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Huỳnh Cao Nhân cho hay khi theo dõi lâu dài ở các trường hợp được phẫu thuật điều trị lỗ tiểu thấp, ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể trong vấn đề quan hệ tình dục về sau nếu đã được phẫu thuật chỉnh sửa đầy đủ.

Nếu trẻ bị lỗ tiểu thấp không được phẫu thuật, điều trị thường gặp một số vấn đề tâm lý như mặc cảm về ngoại hình, dễ căng thẳng, thậm chí trầm cảm về sau.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo