A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Lâm Đồng lần đầu dùng 'tim phổi nhân tạo' ECMO cứu sống bệnh nhân nguy kịch

Bệnh nhân nam bị tai nạn giao thông nguy kịch, nhờ dùng “tim phổi nhân tạo” ECMO, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã cứu sống được bệnh nhân. Đây là ca đầu tiên bệnh viện thực hiện kỹ thuật này.

Lâm Đồng lần đầu dùng tim phổi nhân tạo ECMO cứu sống bệnh nhân nguy kịch - Ảnh 1.

Bệnh nhân T.X.V. hiện đã phục hồi nhờ "phổi nhân tạo" ECMO - Ảnh: M.V.

Ngày 1-11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng xác nhận bệnh nhân T.X.V. (17 tuổi, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã hoàn toàn hồi phục và có thể xuất viện vào ngày 2-11. 

Bệnh nhân T.X.V. nhập viện khuya 22-10 vì tai nạn giao thông. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, kích thích, la hét, đa chấn thương, tim đều, phổi ran ẩm, bụng mềm. Sau vài giờ, bệnh diễn tiến nặng dần, bệnh nhân lơ mơ, khó thở, được xử trí đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy.

Chiều 23-10, mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực và được cài máy thở hỗ trợ tối đa, tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy máu) luôn ở mức thấp. 

Bác sĩ Nguyễn Kỳ Sơn, trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng), hội chẩn với bác sĩ Trần Thanh Linh - trưởng khoa hồi sức cấp cứu (ICU) Bệnh viện Chợ Rẫy - về chỉ định ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể).

Lâm Đồng lần đầu dùng tim phổi nhân tạo ECMO cứu sống bệnh nhân nguy kịch - Ảnh 2.

Bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thực hiện ECMO cho bệnh nhân dập phổi - Ảnh: BVCC

Ngay sau khi hội chẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy cử bác sĩ đến Đà Lạt cùng các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đặt ECMO cho bệnh nhân. Bệnh nhân duy trì ECMO liên tục trong 4 ngày, sau đó được sử dụng máy thở kết hợp ECMO trong 2 ngày để cai ECMO.

Mặc dù đã được chuyển giao kỹ thuật trước đó nhưng đây là trường hợp đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thực hiện đặt ECMO. 

Bác sĩ Nguyễn Kỳ Sơn cho biết tình trạng bệnh nhân nguy kịch, thời điểm đó nếu chuyển viện cũng không được. Phổi bệnh nhân gần như ngưng hoạt động nên khả năng suy đa tạng rất cao. Việc dùng ECMO là biện pháp tối ưu.

Giải thích về ECMO, bác sĩ Kỳ Sơn cho biết: "Có thể nói nôm na ECMO như tim phổi nhân tạo, khi chức năng tim, phổi của bệnh nhân bị suy yếu thì dùng ECMO để thay thế nhằm cứu các cơ quan khác của cơ thể, từ đó có thể cấp cứu, điều trị bệnh nhân tốt nhất".

Bác sĩ Kỳ Sơn đánh giá phổi bệnh nhân đã hồi phục 98%. Hiện bệnh nhân đã vận động nhẹ, có thể tự ăn uống.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo