A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

3 giải pháp để khắc phục tình trạng tin giả, phát ngôn không chuẩn mực

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) chiều ngày 6/3, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, đối với phần lớn người dân, mức xử phạt vi phạm hành chính từ 6 đến 8 triệu đồng cho một lần vi phạm là hình thức có tác động lớn. Tuy nhiên, đối với một bộ phận, thì mức xử phạt này chưa đủ sức răn đe.

Article thumbnail
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trả lời báo chí tại cuộc họp báo chiều ngày 6/3. Ảnh: Thảo Anh

Ông Lê Quang Tự Do lấy ví dụ về những người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOLs, những người kinh doanh online… khi dùng chiêu trò tung tin giả để câu view, thu hút sự chú ý để bán được nhiều hàng hóa hơn, thì với mức xử phạt từ 6 đến 8 triệu là không đủ sức răn đe.

Qua nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, đối với bộ phận này, cũng không có mức xử phạt chung nào để có đủ sức răn đe, bởi vì, với những người nhận được hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, thì việc họ có bị mức xử phạt hàng trăm triệu, họ cũng chấp nhận.

Để khắc phục tình trạng này, ông Lê Quang Tự Do cho biết, hiện nay, Bộ TTTT đã trình Chính phủ dự thảo thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP, qua đó, bổ sung một loạt các quy định đối với các hoạt động trên mạng xã hội, trên không gian mạng, trong đó có hoạt động phát ngôn trên không gian mạng.

Khi nghị định mới thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP được ban hành, Bộ TTTT sẽ tiếp tục tham mưu, trình Chính phủ ban hành các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các quy định mới này, theo hướng tăng mức phạt tiền và các hình phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm trên không gian mạng, từ đó tăng sức răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Trong một số trường hợp, dù mức phạt hành chính có tăng lên bao nhiêu, cũng không đủ sức răn đe, các đối tượng vẫn chấp nhận chịu phạt vì mức lợi nhuận họ được hưởng hoặc do sự lệch lạc về nhận thức, khi đó, cần phải có những hình thức xử lý khác, cao hơn việc xử phạt hành chính, ví dụ như phải xử lý hình sự.

Bên cạnh đó, Bộ TTTT vẫn đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thêm giải pháp hạn chế hình ảnh xuất hiện trên sóng truyền hình, trên mạng xã hội, trên các sân khấu biểu diễn... đối với những người vi phạm quy định về phát ngôn trên không gian mạng. Bởi vì, khi nghệ sĩ, người nổi tiếng, người bán hàng online bị hạn chế việc lan tỏa hình ảnh, tiếp cận đến khán giả, công chúng, người dùng, người mua hàng… thì đây cũng là một trong các hình thức xử phạt, có sức răn đe cao hơn so với xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về phát ngôn, đưa tin trên không gian mạng.

Do đây là những quy định còn quá mới, cần được thể chế hóa qua các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, để các cấp, các ngành thuận lợi trong phối hợp thực hiện.

Ngoài ra, dự thảo nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP cũng đã bổ sung quy định về việc yêu cầu người dùng mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại di động, qua đó, cơ quan chức năng có thể xác định chính xác danh tính, địa chỉ của các đối tượng khi có hành vi vi phạm xảy ra.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: carvillvn.info@gmail.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo