A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Lựa chọn doanh nghiệp để đồng hành, khi nào nhà đầu tư cần nói "không"?

Chuyên gia cũng cho rằng NĐT nên tập trung vào những doanh nghiệp có "chất xúc tác" làm nổi bật câu chuyện hay hướng đi của doanh nghiệp.

 

Nhìn lại năm 2022, với nhiều nhà đầu tư, đây là một năm nhiều thách thức khi thị trường giá xuống. Song vẫn có nhiều nhà đầu tư coi năm vừa rồi là một năm thành công khi họ đã áp dụng được rất nhiều nguyên tắc quản trị rủi ro và đã có lợi nhuận trong năm vừa rồi.

Bàn luận về câu chuyện khối ngoại mua ròng kỷ lục trong 2022 tại chương trình Bí mật đồng tiền, ông Vũ Đức Nam, Giám đốc đầu tư Art Investor cho rằng tại "con sóng lớn" tháng 11 và 12 vừa qua, các quỹ đầu tư chủ động đã tham gia giải ngân mạnh mẽ. Trong đó, giá trị giao dịch khối ngoại thông qua các ETF chỉ chiếm khoảng 30-40%. Vị chuyên gia Art Investor nhìn nhận rằng các quỹ đầu tư chủ động từ Hoa Kỳ hay EU không thật sự đông đảo, chủ yếu vẫn là các quỹ từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Song, dòng vốn ETF từ Đài Loan hay Thái Lan lại tỏ ra rất tích cực khi tham gia vào rổ chỉ số như Diamond.

Theo quan sát của ông Nam, trong bối cảnh các quỹ đầu tư nhìn nhận Việt Nam với nền định giá hấp dẫn, vĩ mô nước ta dù “Slow down” về kỹ thuật, nhưng vẫn là điểm sáng trong khu vực.

Khi lựa chọn các ý tưởng đầu tư trong năm 2023, nhà đầu tư cần tập trung sâu vào cốt lõi của từng doanh nghiệp. Chữ "không" đầu tiên là doanh nghiệp không có đòn bẩy tài chính quá nhiều, nghĩa là nợ vay lớn. Điều này sẽ bớt rủi ro trong cân đối tài chính của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán.

Đồng thời, chữ "không" thứ 2 là hoạt động kinh doanh của DN không phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Bởi, ông Nam cho rằng những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ hay EU trong 6 tháng đầu năm nhu cầu khá yếu, kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này không mấy lạc quan.

Mặt khác, NĐT nên tập trung vào những doanh nghiệp có "chất xúc tác" làm nổi bật câu chuyện hay hướng đi của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần có tăng trưởng lợi nhuận hoặc cổ tức trên 8% (tốt hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng).

Mức cổ tức hàng năm hợp lý đi kèm phần thu lời từ việc cổ phiếu tăng giá sẽ giúp cho NĐT có một năm 2023 đỡ bấp bênh”, vị chuyên gia cho hay.

Liên quan đến câu chuyện khối ngoại bán ròng mạnh MWG thời gian qua, Mr. X30 Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng SSI đánh giá ngành bán lẻ, cụ thể là đồ điện tử còn gặp nhiều khó khăn do xu hướng giảm giá rõ rệt. Song song, nhu cầu đối với các mặt hàng điện tử, tiêu dùng kém trong ngắn hạn cũng khiến ngành này gặp thách thức. Mặc dù tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2022 tăng trưởng rất cao, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với 2019 kể cả về số tuyệt đối, nghĩa là người dân đang tiêu dùng ít hơn 2019.

Trên quan điểm của vị chuyên gia Art Investor, các quỹ ngoại bán mạnh MWG do triển vọng đầu tư không mấy tích cực khi chịu tác động từ vĩ mô. Hiện đang là chu kỳ xuống của ngành, khi khó khăn qua đi, nhóm ICT vẫn có thể tăng trưởng ít nhất 10-20% và đem lại kết quả kinh doanh khả quan hơn cho MWG.

Lựa chọn doanh nghiệp để đồng hành, khi nào nhà đầu tư cần nói không? - Ảnh 1.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trang tin điện tử tổng hợp về 

Tin tức Tài chính trong nước và quốc tế

Giấy phép hoạt động số 4171/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

Giấy phép sửa đổi số 3928/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 02/12/2020

Giấy phép sửa đổi số 3305/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 08/11/2022

Chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: 

Giám đốc - Nguyễn Thanh Hà

ĐT: 024 62541423

Công ty TNHH Carvill Việt Nam

Tầng 5, Tòa nhà VIT Tower 519 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, 

Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: media-booking@carvill-vietnam.com

Website: http://carvill-vietnam.com

Báo giá quảng cáo